Ai là người có quyền đăng ký sáng chế (Cập nhật mới 2023)

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc đưa một sáng chế vào giải quyết công việc theo một phương pháp mới rất được khuyến khích. Sáng chế có khả năng ứng dụng cao không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho việc thực hiện các công việc mà còn mang lại nhiều lợi ích không nhỏ cho chủ sở hữu sáng chế. Đây chính là nguyên nhân mà sáng chế là một trong những đối tượng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo vệ. Như vậy, có thể thấy đăng ký sáng chế là một vấn đề rất cần thiết nên về việc ai có quyền đăng ký sáng chế cũng đang rất được quan tâm.

ai có quyền đăng ký sáng chế

1. Điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế

Có tính mới, có trình độ sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp. Từ đó nảy sinh ra các chủ thể có thể xuất hiện trong suốt quá trình tạo ra sáng chế cho đến khi nộp đơn và được Cục Sở hữu trí tuệ quyết định cấp văn bằng. Trong đó gồm có, tác giả sáng chế, người đăng ký/ người nộp đơn, chủ sở hữu.

Để làm rõ vấn đề này, Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định về quan hệ giữa quyền đăng ký và quyền sở hữu đối với đối tượng sở hữu công nghiệp, trong đó có sáng chế như sau: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp và nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định của Cục sở hữu trí tuệ về việc cấp văn bằng bảo hộ cho người đăng ký các đối tượng đó. Người được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ là chủ sở hữu và được hưởng quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp trong phạm vi bảo hộ ghi trong văn bằng bảo hộ và trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ.

2. Những chủ thể đáp ứng điều kiện có quyền đăng ký sáng chế

Pháp luật cũng quy định những chủ thể đáp ứng các điều kiện sau có quyền đăng ký sáng chế:

  • Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
  • Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái quy định pháp luật;
  • Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý;
  • Trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách nhà nước:

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước góp vốn (kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật), một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỉ lệ góp vốn thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước là chủ phần vốn đầu tư của nhà nước có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở Nhà nước đầu tư toàn bộ kinh phí, phương tiện vật chất – kỹ thuật, quyền đăng ký sáng chế thuộc về Nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước được giao quyền chủ đầu tư có trách nhiệm đại diện Nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế;

+ Trường hợp sáng chế được tạo ra trên cơ sở hợp tác nghiên cứu – phát triển giữa tổ chức, cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân khác nếu trong thỏa thuận hợp tác nghiên cứu – phát triển không có quy định khác thì một phần quyền đăng ký sáng chế tương ứng với tỷ lệ đóng góp của tổ chức, cơ quan nhà nước trong việc hợp tác đó, thuộc về nhà nước. Tổ chức, cơ quan nhà nước tham gia hợp tác nghiên cứu – phát triển có trách nhiệm đại diện nhà nước thực hiện quyền đăng ký sáng chế.

3. Ai có quyền đăng ký sáng chế theo ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên cung cấp thông tin về chủ thể đăng ký sáng chế Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là một số thông tin về chủ thể có quyền đăng ký sáng chế mà ACC đã cung cấp.

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đăng ký sáng chế?

Theo pháp luật Việt Nam, quyền đăng ký sáng chế thuộc về người đề xuất sáng chế hoặc người được uỷ quyền đại diện. Để được đăng ký sáng chế, người đề xuất sáng chế phải là cá nhân, tổ chức có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Tôi là nhân viên của một công ty, liệu tôi có quyền đăng ký sáng chế?

Nếu sáng chế được đề xuất trong quá trình làm việc tại công ty, thì quyền đăng ký sáng chế thuộc về công ty. Tuy nhiên, bạn có thể thỏa thuận với công ty để được uỷ quyền đại diện cho việc đăng ký sáng chế.

Tôi muốn đăng ký sáng chế nhưng không biết thủ tục như thế nào?

Để đăng ký sáng chế, bạn cần nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu Trí tuệ và đóng phí đăng ký. Đơn đăng ký bao gồm thông tin về sáng chế, tên đề xuất sáng chế, tên chủ sở hữu, địa chỉ, quốc tịch và các tài liệu liên quan. Quá trình xử lý đơn đăng ký có thể mất từ 18 đến 36 tháng.

Leave a Comment