Bản quyền và quyền tác giả có phải là một? (Quy định 2022)

Hiện nay, thuật ngữ bản quyền hay quyền tác giả được sử dụng rất nhiều. Tuy nhiên, vẫn còn một số người nhầm lẫn đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Vậy, bản quyền và quyền tác giả có phải là một? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bản quyền và quyền tác giả

1. Định nghĩa quyền tác giả và bản quyền

1.1 Quyền tác giả là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

1.2 Bản quyền là gì ?

Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.

Có thể thấy, bản quyền khá giống với quyền tác giả, người sử dụng bản quyền sẽ có quyền duy nhất để sử dụng cũng như khai thác tác phẩm đó. Bản quyền được hình thành từ khi tác phẩm được tạo ra dưới dạng vật chất. Tuy nhiên, nếu quyền tác giả nhấn mạnh về quyền sở hữu, khai thác giá trị của tác phẩm thì bản quyền tập trung chủ yếu ở việc bảo vệ quyền lợi về mặt kinh tế đối với tác giả.

2. Bản chất của bản quyền và quyền tác giả

Thực chất, bản quyền và quyền tác giả là một. Tuy nhiên, do xuất phát từ quan niệm, tư duy pháp luật của hai hệ thống này khác nhau, dẫn đến một số nội dung như bản quyền và quyền tác giả tuy cùng chỉ một khái niệm nhưng nội hàm của các từ này lại không đồng nhất.

Quyền tác giả là thuật ngữ của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Civil Law) trong khi đó bản quyền lại là thuật ngữ của hệ thống pháp luật Anh – Mỹ (Common Law).

Các nước thuộc hệ thống luật châu Âu lục địa sử dụng thuật ngữ quyền tác giả xuất phát từ quan điểm gắn chặt mối quan hệ giữa tác giả với tác phẩm, chú trọng đến việc bảo hộ quyền của tác giả, đặc biệt là các quyền tinh thần của người sáng tạo ra tác phẩm.

Trong khi đó, các nước thuộc hệ thống pháp luật Anh – Mỹ sử dụng thuật ngữ bản quyền lại xuất phát từ khía cạnh thương mại, nhấn mạnh đến quyền sao chép, nhân bản tác phẩm, tức là chú trọng đến giá trị kinh tế của tác phẩm, chứ không phải là nhân thân tác giả, do đó quyền tinh thần của tác giả không mấy được coi trọng.

Chính nhờ sự hội nhập của các quốc gia và các tổ chức quốc tế, pháp luật của các nước giao thoa với nhau nên những khác biệt này cũng dần được thay đổi, hoà hợp với nhau hơn.

Hiện nay, hệ thống các văn bản pháp luật tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là quyền tác giả.

3. Thủ tục đăng ký quyền tác giả gồm những bước nào?

Để đăng ký quyền tác giả, tác giả cần thực hiện các bước sau đây:

Bước 1: Xác định thể loại đăng ký.

Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định cụ thể tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019).

Cần chú ý rằng, tin tức thời sự thuần tuý đưa tin; văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó hoặc quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu được quy định là đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, do đó không thể đăng ký bản quyền tác giả đối với các đối tượng này.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả bao gồm:

– Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

+ Cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả.

+ Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên. Tờ khai cần ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc chủ sở hữu quyền liên quan. Tờ khai cần có tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

– Hai bản sao tác phẩm đăng ký bản quyền tác giả.

+ 01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả. 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

+ Đối với những tác phẩm có đặc thù riêng như tranh, tượng, tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng gắn với công trình kiến trúc; tác phẩm có kích thước quá lớn, cồng kềnh bản sao tác phẩm đăng ký được thay thế bằng ảnh chụp không gian ba chiều.

– Một số giấy tờ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả.

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả được nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại địa chỉ của Cục Bản quyền tác giả.

Bước 4: Cục Bản quyền tác giả thẩm định Cấp giấy chứng nhận.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.

Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Qua những nội dung trên đây, chắc có lẽ các bạn cũng đã hiểu được thực chất thuật ngữ bản quyền và quyền tác giả là một. Để tìm hiểu thêm về những vấn đề liên quan đến Luật Sở hữu trí tuệ và các ngành luật khác, hãy liên hệ với ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Cẩm Tiên

Viết một bình luận