Vấn đề bảo hộ giống cây trồng thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất của chúng tôi về bảo hộ giống cây trồng theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung bài viết:
Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ số 36/2009/QH12 ngày 19 tháng 6 năm 2009;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh doanh bảo hiểm, Luật sở hữu trí tuệ số 42/2019/QH14 ngày 14 tháng 06 năm 2019.
Bảo hộ giống cây trồng là gì?
Bảo hộ giống cây trồng là quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở Bằng bảo hộ giống cây trồng do Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo thủ tục quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ.
Người có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng
Tổ chức, cá nhân quy định tại Điều 157 của Luật này nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.
a) Là doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức hành nghề luật sư, tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam;
b) Có chức năng hoạt động dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh);
(khoản 21 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung Luật Sở hữu trí tuệ 2009)
Quy định về sửa đổi, cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng
Tại Điều 172 Luật sở hữu trí tuệ 2005, bằng bảo hộ giống cây trồng được sửa đổi, cấp lại như sau:
- Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng thay đổi, sửa chữa sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ với điều kiện phải nộp phí, lệ phí. Trong trường hợp những sai sót này là do cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng gây ra thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng phải sửa chữa, chủ bằng bảo hộ không phải nộp phí, lệ phí.
- Chủ bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng cấp lại Bằng bảo hộ giống cây trồng trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng với điều kiện phải nộp phí, lệ phí.
Thủ tục đăng ký bảo hộ giống cây trồng tại ACC Group.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về đăng ký bảo hộ giống cây trồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.