Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại 2023

Một hay nhiều nhãn hiệu khác nhau có thể được sở hữu và sử dụng bởi các doanh nghiệp để phân biệt hàng hoá và dịch vụ của họ với các doanh nghiệp cạnh tranh. Tuy nhiên, làm thế nào để phân biệt chính bản thân doanh nghiệp đó với doanh nghiệp cạnh tranh khác. Đó là lý do tên thương mại được sử dụng.

Tên thương mại là gì? Quyền sở hữu trí tuệ đối với tên thương mại

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại: Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Vai trò của tên thương mại

Chức năng chỉ dẫn thương mại, cụ thể là chỉ dẫn nguồn gốc hàng hóa/dịch vụ.

Tên thương mại là tên gọi của cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh. Vì vậy, tên thương mại luôn gắn liền với sự tồn tại của cá nhân và tổ chức có hoạt động kinh doanh và nó chính là phương tiện giao tiếp đầu tiên giữa doanh nghiệp và các chủ thể khác.

Tên thương mại cũng là một trong những chỉ dẫn thương mại, bởi tên gọi của chủ thể kinh doanh luôn được sử dụng để gắn trên sản phẩm và biểu trưng của chủ thể cung cấp hàng hóa/dịch vụ nhằm chỉ dẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc thương mại của hàng hoá, dịch vụ. Tuy vậy, chức năng này của tên thương mại được thực hiện theo một cách hoàn toàn khác với nhãn hiệu.

Nếu như nhãn hiệu chỉ đưa đến một chỉ dẫn khá mơ hồ về nguồn gốc của hàng hóa/dịch vụ thì tên thương mại lại đem đến thông tin cụ thể hơn rất nhiều về cơ sở kinh doanh chịu trách nhiệm về sản phẩm. Đôi khi người tiêu dùng chỉ có nhận thức rằng hai sản phẩm mang nhãn hiệu đó là cùng một nguồn gốc và với kinh nghiệm tiêu dùng sản phẩm trước, người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm mới này. Còn đối với tên thương mại, người tiêu dùng hoàn toàn có thể căn cứ vào tên thương mại được gắn trên sản phẩm để xác định một cách cụ thể là hàng hóa dịch vụ đó của cơ sở sản xuất kinh doanh nào.

Chức năng này xuất phát từ đặc tính của tên thương mại chính là thông tin đến các chủ thể kinh doanh khác cũng như người tiêu dùng về lĩnh vực kinh doanh của mình. Chức năng này càng đặc biệt có ý nghĩa trong trường hợp người tiêu dùng chưa từng biết đến sản phẩm được đưa ra thị trường, tuy nhiên chỉ cần tin tưởng vào uy tín của doanh nghiệp cung ứng ra thị trường và nhận biết nguồn gốc của sản phẩm thông qua tên thương mại là đã đủ để đưa ra quyết định tiêu dùng. Chính vì lẽ đó, việc tạo lập, duy trì và phát triển một tên thương mại có vai trò vô cùng lớn lao đối với doanh nghiệp.

Chức năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

Tên thương mại cũng giống như nhãn hiệu ở chức năng phân biệt nhưng nó phân biệt chính bản thân chủ thể kinh doanh với các chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh chứ không phải sản phẩm/dịch vụ mà chủ thể kinh doanh đó cung cấp. Mặc dù chức năng này cũng xuất phát từ đặc tính cung cấp thông tin đã được đề cập trong phần trên, tuy nhiên đây lại là chức năng chính của tên thương mại. Chức năng này chính là tiêu chí chính để phân biệt tên thương mại với các chỉ dẫn thương mại khác như nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý.

Để đạt được chức năng phân biệt này, tên thương mại xác lập vị thế của nó thông qua việc sử dụng trên thực tế. Tên thương mại cũng được coi là một trong những biểu trưng của doanh nghiệp, bởi chính nhờ vào đó mà công chúng phân biệt được doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí tên thương mại còn là biểu hiện cho danh tiếng và uy tín của cả doanh nghiệp. 

Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Tên thương mại được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Tên thương mại được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Chứa thành phần tên riêng, trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng;
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác đã sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng.

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại

  • Tên của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp hoặc chủ thể khác không liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không được bảo hộ với danh nghĩa tên thương mại.

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ, không tồn tại thủ tục đăng ký bảo hộ tên thương mại mà quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thươn mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.

Theo đó, tên thương mại mà một doanh nghiệp sử dụng thông thường cũng là tên doanh nghiệp đó đăng ký theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và đầu tư. Do đó, trên thực tế, dù tên doanh nghiệp đã được pháp luật doanh nghiệp quy định là duy nhất nhưng những doanh nghiệp khác vẫn có thể đặt tên công ty tương tự tên doanh nghiệp của khách hàng. Do đó, để bảo hộ tên thương mại của mình một cách hiệu quả nhất, khách hàng nên đăng ký bảo hộ tên thương mại thông qua hình thức bảo hộ gián tiếp là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Trên đây là một số thông tin về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật nêu trên.

Những câu hỏi thường gặp

Tên thương mại là gì?

Tên thương mại là tên gọi được sử dụng để xác định và phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của một doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Tại sao cần bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại?

Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại giúp đảm bảo quyền sở hữu và sử dụng tên thương mại độc quyền của doanh nghiệp trên thị trường, tránh việc bị sao chép hoặc sử dụng trái phép bởi đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại còn giúp xây dựng thương hiệu và tăng giá trị doanh nghiệp.

Thủ tục bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại như thế nào?

Thủ tục bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại bao gồm đăng ký độc quyền tên thương mại tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Để đăng ký, doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ gồm: đơn đăng ký, thông tin về tên thương mại, các tài liệu minh chứng quyền sở hữu như giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hợp đồng cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ… Sau khi hoàn tất các thủ tục và phí liên quan, doanh nghiệp sẽ nhận được giấy chứng nhận đăng ký độc quyền tên thương mại.

 

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận