Bảo hộ quyền tác giả theo công ước berne (Cập nhật 2022)

Quyền tác giả là một trong những quyền của các cá nhân, tổ chức sáng tạo tác phẩm mới hoặc là chủ sở hữu tác phẩm. Quyền tác giả cũng là một trong các đối tượng điều chỉnh của tư pháp quốc tế. Vậy bảo hộ quyền tác giả theo công ước berne là gì và có những lưu ý nào về quyền tác giả được quy định trong công ước này. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Bảo hộ quyền tác giả theo công ước berne

1. Quyền tác giả là gì?

Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.

2. Đối tượng bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne

Căn cứ vào Điều 3 Công ước Berne quy định về đối tượng bảo hộ quyền tác giả quốc tế như sau:

– Tác phẩm của các tác giả là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp dù những các tác phẩm của họ đã công bố hay chưa;

– Tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của một trong những nước là thành viên của Liên hiệp mà công bố lần đầu tiên ở một trong những nước thành viên của Liên hiệp, hay đồng thời công bố ở một nước trong và một nước ngoài Liên hiệp.

– Các tác giả không phải là công dân của một nước thành viên Liên hiệp nhưng có nơi cư trú thường xuyên ở một trong những nước trên, theo mục đích của Công ước, cũng được coi như là tác giả công dân của nước thành viên đó.

– “Tác phẩm đã công bố” là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng, tuỳ theo bản chất của tác phẩm. Không được coi là công bố: trình diễn một tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hoà tấu, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình một tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm một tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.

– Được xem là công bố đồng thời ở nhiều nước: những tác phẩm được công bố ở hai hay nhiều nước trong thời gian 30 ngày kể từ lần công bố đầu tiên.

3. Quy tắc bảo hộ quyền tác giả theo công ước Berne

Căn cứ vào Điều 5 Công ước Berne quy định về quy tắc bảo hộ quyền tác giả quốc tế như sau:

– Đối với những tác phẩm được Công ước này bảo hộ, các tác giả được hưởng quyền tác giả ở các nước Liên hiệp không phải là Quốc gia gốc của tác phẩm, những quyền do luật của nước đó dành cho công dân của mình trong hiện tại và trong tương lai cũng như những quyền mà Công ước này đặc biệt quy định.

– Việc hưởng và thực hiện các quyền này không lệ thuộc vào một thể thức, thủ tục nào; việc hưởng và thực hiện này hoàn toàn độc lập không tùy thuộc vào việc tác phẩm có được bảo hộ hay không ở Quốc gia gốc của tác phẩm. Do đó, ngoài những quy định của Công ước này, mức độ bảo hộ cũng như các biện pháp khiếu nại dành cho tác giả trong việc bảo hộ quyền của mình sẽ hoàn toàn do quy định của Luật pháp của nước công bố bảo hộ tác phẩm đó.

– Việc bảo hộ tại Quốc gia gốc do Luật pháp của Quốc gia đó quy định. Tuy nhiên, khi tác giả không phải là công dân của Quốc gia gốc của tác phẩm được Công ước này bảo hộ, thì tác giả đó được hưởng tại Quốc gia này những quyền như các tác giả là công dân của nước đó.

Trong đó, theo Khoản 4 Điều 5 Công ước này quy định những nước được coi là Quốc gia gốc như sau:

– Quốc gia thành viên Liên hiệp, nơi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Tuy nhiên, nếu là tác phẩm được công bố đồng thời ở nhiều nước thành viên Liên hiệp có thời hạn bảo hộ khác nhau thì Quốc gia gốc của tác phẩm là Quốc gia có thời hạn bảo hộ ngắn nhất;

– Nếu các tác phẩm cùng công bố đồng thời ở một Quốc gia Liên hiệp và một Quốc gia ngoài Liên hiệp thì Quốc gia thành viên Liên hiệp là Quốc gia gốc;

– Nếu tác phẩm chưa công bố hay đã công bố lần đầu tiên ở một nước ngoài Liên hiệp mà không đồng thời công bố ở một nước nào thuộc Liên hiệp thì Quốc gia gốc là quốc gia thành viên Liên hiệp mà tác giả là công dân, với điều kiện là:

– Nếu là một tác phẩm điện ảnh mà nhà sản xuất có trụ sở hay nơi thường trú trong một nước thuộc Liên hiệp thì nước đó sẽ là nước gốc của tác phẩm,

– Nếu là một tác phẩm kiến trúc được dựng lên tại một nước thuộc Liên hiệp hay những tác phẩm hội họa hoặc tạo hình gắn liền với một tòa nhà hoặc cấu trúc đặt tại một nước thuộc Liên hiệp thì nước này sẽ là nước gốc của tác phẩm.

Theo quy định trên, Công ước Berne bảo hộ quyền tác giả phát sinh ngay khi tác phẩm được định hình dưới dạng vật chất nhất định không lệ thuộc vào bất kì thủ tục nào như đăng kí cấp giấy chứng nhận, nộp lưu chiểu. Như vậy bạn đã đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho bức tranh của mình tại Việt Nam thì sẽ được tự động bảo hộ tại các quốc gia thành viên khác của công ước Berne. Pháp là thành viên của công ước Berne nên tác phẩm của bạn cũng sẽ được bảo hộ tại Pháp mà không cần phải đăng ký bảo hộ lại.

4. Một số câu hỏi thường gặp:

Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?

Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.

Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu?

Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.

Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.

Như vậy, từ những thông tin đã được cung cấp ở trên, các bạn đã có thể nắm nội dung quy định về quyền tác giả trong công ước Berne. Nếu có thắc mắc gì về quyền tác giả nói riêng và quyền sở hữu trí tuệ nói chung, hãy liên hệ với ACC để được nhận tư vấn trực tiếp.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Cẩm Tiên

Viết một bình luận