Bí mật kinh doanh là gì?

Rate this post

Bí mật kinh doanh hay còn gọi là bí mật thương mại, được hiểu là thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh, được giữ bí mật và có một giá trị kinh tế nhất định bởi nó tạo cho người nắm giữ thông tin một lợi thế trước những đối thủ cạnh tranh.

Bí mật kinh doanh là gì?

Bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Bí mật kinh doanh là một dạng thông tin bí mật. Một số doanh nghiệp nhận thức rõ được tầm quan trọng của bí mật kinh doanh và đã xây dựng các chính sách chặt chẽ để đảm bảo sự bảo hộ bí mật kinh doanh, chống lại việc bộc lộ có thể gây tổn hại cho công ty. Việc sử dụng trái phép những thông tin bí mật kinh doanh bởi người không phải là chủ sở hữu được coi là hành vi không lành mạnh và xâm phạm bí mật thương mại. 

Bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi thông tin đó vẫn còn tính bí mật. 

Ví dụ điển hình về thông tin bí mật được bảo hộ là bí mật kinh doanh như công thức chế biến nước ngọt Coca-cola, mã nguồn của phần mềm Windows…

Những đối tượng nào có thể được coi là bí mật kinh doanh?

Dưới đây là một số đối tượng có thể được coi là bí mật thương mại:

  • Quy trình, kỹ thuật và bí quyết kỹ thuật trong sản xuất;
  • Bộ sưu tập dữ liệu, ví dụ như danh sách khách hàng,, danh sách nhà cung cấp;
  • Kiểu dáng, hình vẽ, kế hoạch và bản đồ;
  • Các thuật toán, quy trình được thực hiện trong chương trình máy tính, chương trình máy tính;
  • Công thức để sản xuất ra sản phẩm;
  • Chiến lược kinh doanh, kế hoạch kinh doanh, kế hoạch xuất khẩu, kế hoạch tiếp thị;
  • Thông tin tài chính của doanh nghiệp;
  • Tài liệu hướng dẫn liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh;
  • Thông tin về nguyên liệu sản xuất

Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh như thế nào?

Quyền đối với bí mật kinh doanh được tự động xác lập khi thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ đáp ứng đầy đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định mà không cần phải thực hiện thủ tục đăng ký.

Như vậy, chỉ khi xảy ra hành vi xậm phạm hay tranh chấp giữa các chủ thể cạnh tranh mới đặt ra vấn đề chứng minh các điều kiện bảo hộ bí mật kinh doanh và ai nắm giữ thông tin đủ để chứng minh bí mật kinh doanh thuộc về mình sẽ được bảo hộ theo quy định của pháp luật.

Để được bảo hộ bí mật kinh doanh cần đáp ứng các điều kiện nào?

Điều kiện chung để bí mật kinh doanh được bảo hộ quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ. Theo đó, bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện dưới đây:

  • Có tính sáng tạo: Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được. Các thông tin này là kết quả của quá trình đầu tư tiền bạc để nghiên cứu, sáng tạo hoặc là thành quả của việc tìm tòi, thử nghiệm, sự đúc rút kinh nghiệm hoặc là sự kết tụ của cả việc đầu tư tài chính lẫn đầu tư trí tuệ. Những thông tin được gọi là bí mật kinh doanh bao giờ cũng hàm chứa một lượng tri thức sáng tạo lớn.
  • Tính hữu ích: Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Các thông tin bí mật đó phải có giá trị thương mại kinh tế, có khả năng sử dụng trong kinh doanh và khi sử dụng sẽ tạo ra giá trị kinh tế cho người nắm giữ, sử dụng chúng.
  • Tính bảo mật: Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Các thông tin phải trong tình trạng bí mật, những người thường xuyên xử lý loại thông tin đó không biết đến hoặc không dễ dàng tiếp cận toàn bộ hoặc chỉ có phạm vi hạn chế người được biết thông tin đó (chủ doanh nghiệp, những người khác được phép tiếp cận với cam kết bảo mật).

Những loại thông tin nào không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh?

Pháp luật quy định các loại thông tin bí mật không được bảo hộ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh như sau: các bí mật về nhân thân; về quản lý nhà nước; về quốc phòng an ninh và các thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh (Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ).

Dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ của ACC Group

ACC Group là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trình tự ACC Group thực hiện công việc như sau:

  • Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng;
  • Tiến hành tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
  • Soạn thảo các hồ sơ đăng ký;
  • Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ;
  • Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Theo dõi, thay mặt khách hàng giải trình với cơ quan nhà nước và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn. 

Với phương châm “đồng hành pháp lý cùng doanh nghiệp”, ACC cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ, đặc biệt là bí mật kinh doanh đến khách hàng trên cả nước. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Phương

Viết một bình luận