Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay.Vậy, pháp luật Việt Nam đã có những quy định như thế nào về quyền tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Chủ sở hữu quyền tác giả
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả
1.1 Khái niệm quyền tác giả
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019): “Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
1.2 Khái niệm chủ sở hữu quyền tác giả
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản (Điều 36 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11).
Theo Điều 20 Luật này, tùy từng trường hợp chủ sở hữu quyền tác giả sẽ có một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản sau:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Ngoài ra, chủ sở hữu quyền tác giả còn có thể có quyền công bố hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm.
Theo đó, các quyền này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
2. Chủ sở hữu quyền tác giả là ai?
Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật này.
Cụ thể, chủ sở hữu quyền tác giả bao gồm những trường hợp sau:
2.1 Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả:
Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả khi họ sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm. Lúc này chủ sở hữu quyền tác giả có toàn bộ quyền nhân thân và quyền tài sản.
2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả:
Chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là các đồng tác giả nếu sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm.
Chủ sở hữu là các đồng tác giả có chung các quyền nhân thân và quyền tài sản.
Nếu tác phẩm có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền nhân thân và tài sản đối với phần riêng biệt đó.
2.3 Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả:
Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình hoặc giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm cho phép người khác công bố tác phẩm.
2.4 Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế:
Tổ chức, cá nhân được thừa kế quyền tác giả theo quy định của pháp luật về thừa kế là chủ sở hữu các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm/ cho phép người khác công bố tác phẩm.
2.5 Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền:
Tổ chức, cá nhân được chuyển giao một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm cho phép người khác công bố tác phẩm theo thoả thuận trong hợp đồng là chủ sở hữu quyền tác giả.
Tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh được hưởng quyền của chủ sở hữu cho đến khi danh tính của tác giả được xác định
2.6 Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước:
Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm sau đây:
– Tác phẩm khuyết danh, trừ trường hợp có tổ chức, cá nhân đang quản lý tác phẩm khuyết danh;
– Tác phẩm còn trong thời hạn bảo hộ mà chủ sở hữu quyền tác giả chết không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận di sản hoặc không được quyền hưởng di sản;
– Tác phẩm được chủ sở hữu quyền tác giả chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước.
3. Điều kiện để trở thành chủ sở hữu quyền quyền tác giả
Được quy định tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì chủ sở hữu, tác giả có đầy đủ điều kiện bảo hộ quyền tác giả gồm:
– Là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và cũng là chủ sở hữu
– Là cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa công bố ở bất kỳ nước nào mới có đủ điều kiện đăng ký quyền tác giả.
– Là cá nhân và tổ chức Việt Nam, nước ngoài có tác phẩm được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời gian 30 ngày kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu ở nước khác.
– Là cá nhân và tổ chức nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Ngoài ra, để đăng ký quyền tác giả, tác phẩm đó còn phải đáp ứng là một trong các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
4. Một số câu hỏi thường gặp
Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền?
Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.
Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu?
Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu?
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
Như vậy, có thể thấy, việc xác định chủ sở hữu quyền tác giả chính là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ý của họ khi bị xâm phạm. Để tìm hiểu thêm quyền tác giả và luật sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.