Nội dung bài viết:
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp bao gồm chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp và tác giả của chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp.
Chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp:
Được quy định tại Điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp là các tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ với đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng.
Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Như vậy, chủ sở hữu của kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí là tổ chức, cá nhân được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu công nghiệp tương ứng. Hoặc là tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển giao cho quyền sở hữu công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp, tác giả sáng chế, thiết kế bố trí. Cụ thể như sau:
- Tác giả tạo ra kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí tạo ra bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư phương tiện vật chất, kinh phí cho tác giả dưới hình thức thuê việc, giao việc. Trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không bị trái với quy định pháp luật trong quyền đăng ký đối với sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
- Trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư với mục đích tạo ra sáng chế, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp thì các tổ chức, cá nhân đó đều sẽ có quyền đăng ký nếu được tất cả tổ chức, cá nhân đó đồng ý.
- Người có quyền đăng ký được nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức là hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa pháp luật có quy định, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.
Đối với nhãn hiệu:
Chủ sở hữu nhãn hiệu trong quyền sở hữu công nghiệp là cá nhân, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp cho văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hoặc có nhãn hiệu đã được đăng ký quốc tế được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc là có nhãn hiệu nổi tiếng. Cụ thể như sau:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa do chính mình sản xuất hoặc dịch vụ mà mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động thương mại hợp pháp có quyền được đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường.
- Tổ chức tập thể được thành lập trên nguyên tắc hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để những thành viên của mình dùng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của dịch vụ, hàng hóa, chủ thể có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của tổ chức, cá nhân tiến hành kinh doanh, sản xuất tại địa phương đó. Đối với địa danh, dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương thì việc đăng ký cần phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng chứng nhận chất lượng, kiểm soát, đặc tính, nguồn gốc hoặc các tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ được quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận.
- Hai hoặc nhiều tổ chức hay cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu.
- Người có quyền đăng ký nhãn hiệu nêu trên. Kể cả người đã nộp đơn xin đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho các cá nhân, tổ chức khác dưới hình thức là hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc là kế thừa mà pháp luật có quy định.
- Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc là đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là nước thành viên thì người đại diện hy đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không có sự đồng ý từ chủ sở hữu nhãn hiệu.
Đối với tên thương mại:
Chủ sở hữu tên thương mại là cá nhân, tổ chức sử dụng hợp pháp tên thương mại đó trong hoạt động kinh doanh.
Đối với bí mật kinh doanh:
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là cá nhân, tổ chức có được bí mật kinh doanh hợp pháp và thực hiện việc bảo mật cho bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên thực hiện nhiệm vụ và bên làm thuê được giao có được trong việc thực hiện công việc được thuê hoặc là được giao thuộc quyền sở hữu công nghiệp của bên giao việc hoặc bên thuê. Trừ các trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Đối với chỉ dẫn địa lý:
Chủ sở hữu của chỉ dẫn địa lý của Việt Nam là Nhà nước.
Nhà nước trao quyền về sử dụng chỉ dẫn địa lý cho cá nhân, tổ chức tiến hành việc sản xuất sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý ở địa phương tương ứng và đưa sản phẩm đó ra ngoài thị trường. Nhà nước sẽ trực tiếp thực hiện quyền quản lý chỉ dẫn địa lý hoặc trao quyền quản lý chỉ dẫn địa lý để tổ chức đại diện quyền lợi của tất cả các cá nhân, tổ chức được trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.
Tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp:
Các đối tượng sở hữu công nghiệp đều do con người tạo ra nhưng không phải tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật thừa nhận là có tác giả. Chỉ những đối tượng hàm chứa tính sáng tạo nhất định được ghi nhận có tác giả, bao gồm: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí.
Khoản 1 Điều 122 Luật SHTT quy định: “Tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là người trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp; trong trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp sáng tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp thì họ là đồng tác giả”.
Lưu ý về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp:
Ngoài ra, chủ sở hữu các đối tượng SHCN còn là người được chuyển giao quyền SHCN. Thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền SHCN. Hoặc thông qua nhận di sản thừa kế.
Trong trường hợp văn bằng bảo hộ đối với sáng chế. Kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Nhãn hiệu được cấp chung cho nhiều tổ chức, cá nhân. Theo quy định tại khoản 3 Điều 86, khoản 5 Điều 87 và khoản 2 Điều 90 của Luật Sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung của các tổ chức, cá nhân đó. Các chủ sở hữu chung thực hiện quyền sở hữu theo quy định của pháp luật dân sự.
Đồng tác giả là những người cùng sáng tạo ra sáng chế. Kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí. Có thể tồn tại hai hay nhiều người độc lập nghiên cứu. Và ra cùng kết quả, tạo ra một đối tượng nhất định. Trong trường hợp đó, pháp luật ưu tiên bảo vệ người nộp đơn đăng kí đầu tiên. ( Còn gọi là Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên).
Thời hạn bảo hộ của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp:
Pháp luật SHTT của Việt Nam quy định về thời hạn bảo hộ nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu.
Thời hạn bảo hộ là khoảng thời gian do pháp luật quy định.Theo đó, pháp luật có đặt ra thời hạn bảo hộ. Trong thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bất khả xâm phạm. Hết thời hạn bảo hộ này ( cả thời hạn gia hạn), tài sản đó trở thành tài sản chung . Sau được sử dụng phổ biến mà không cần bất kỳ sự cho phép nào của chủ sở hữu.
Ví dụ: Điều 27 Thời hạn bảo hộ quyền tác giả Luật Sở hữu trí tuệ 2005
“Tác phẩm điện ảnh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm. Kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên kể từ khi tác phẩm được định hình.”
Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp:
ACC Group là công ty chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ thông tin khách hàng cung cấp.
+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng.
+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
Trên đây là một số nội dung về chủ thể quyền sở hữu công nghiệp. Hãy liên hệ ngay công ty ACC để được tư vấn chi tiết hơn.