Chuyển giao công nghệ dọc là vấn đề được nhiều người quan tâm khi nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ dọc. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về Chuyển giao công nghệ dọc.

Nội dung bài viết:
1. Chuyển giao công nghệ là gì
1.1. Chuyển giao công nghệ là gì
Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.
Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.
Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.
1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ
Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
“Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
2. Chuyển giao công nghệ dọc
Chuyển giao công nghệ dọc ( Hay chuyển giao công nghệ theo chiều dọc) là hình thức chuyển giao công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu sang khu vực sản xuất. Theo đó, các cơ sở sản xuất có như cầu đổi mới, cải tiến công nghệ sẽ chủ động tìm kiếm công nghệ cần thiết.
Chuyển giao công nghệ theo chiều dọc là một trong những kênh chuyển giao công nghệ của tổ chức, doanh nghiệp.
Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ theo chiều dọc là:
- Chủ thể chuyển giao công nghệ dọc: Cơ sở nghiên cứu, phát triển và các tổ chức có liên quan đã tạo ra công nghệ;
- Chủ thể nhận chuyển giao công nghệ dọc: Các cơ sở tiếp nhận công nghệ (cơ sở sản xuất kinh doanh trực tiếp sử dụng công nghệ để tạo ra sản phẩm cho thị trường) và; Các tổ chức trung gian chuyển giao công nghệ như các tổ chức tư vấn công nghệ, các tổ chức, cơ quan đánh giá công nghệ, các tổ chức kiểm định công nghệ, các trung tâm thông tin công nghệ, …
Hình thức chuyển giao theo chiều dọc có thể mang đến cho người sản xuất một công nghệ hoàn toàn mới, nhưng độ rủi ro, mạo hiểm cao. Nó có thể được thực hiện ngay trong một tổ chức kinh doanh (doanh nghiệp, tập đoàn, …) theo cơ chế chuyển giao nội bộ.
Các hình thức chuyển giao công nghệ dọc :
- Cấp phép
- Thỏa thuận liên doanh
- Nhượng quyền thương mại
- Nhà sản xuất thiết bị gốc
- Hợp đồng Mua lại
Các trường hợp cấm chuyển giao công nghệ dọc:
- Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;
- Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
- Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ dọc bao gồm:
- Lợi dụng chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
- Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
- Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
- Lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
- Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
- Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết chuyển giao công nghệ dọc là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung chuyển giao công nghệ dọc là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
3. Những câu hỏi thường gặp
Chuyển giao công nghệ dọc là gì?
Chuyển giao công nghệ dọc là quá trình chuyển giao kiến thức và công nghệ giữa các bên liên quan, từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia đến các doanh nghiệp hoặc tổ chức thực tiễn. Trong quá trình này, kiến thức, kỹ năng, công nghệ và các phương pháp mới được chuyển giao và ứng dụng trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giáo dục hoặc nghiên cứu khoa học.
Vai trò của chuyển giao công nghệ dọc trong phát triển kinh tế?
Chuyển giao công nghệ dọc đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giúp nâng cao năng suất lao động, tăng cường đổi mới công nghệ, cải tiến sản phẩm, tăng cường cạnh tranh và tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới. Việc chuyển giao công nghệ dọc cũng giúp giảm chi phí nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tăng cường sức cạnh tranh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tăng cường quan hệ đối tác giữa các bên.
Các bước chính trong quá trình chuyển giao công nghệ dọc?
Để chuyển giao công nghệ dọc thành công, cần phải có các bước cơ bản sau đây: (1) xác định nhu cầu và mục tiêu của chuyển giao công nghệ, (2) lựa chọn đối tác phù hợp để chuyển giao công nghệ, (3) đào tạo và huấn luyện đội ngũ nhân viên của đối tác nhận công nghệ, (4) phát triển và thử nghiệm sản phẩm hoặc quy trình mới, (5) áp dụng sản phẩm hoặc quy trình mới trong hoạt động sản xuất hoặc kinh doanh, và (6) đánh giá và cải tiến quá trình chuyển giao công nghệ dọc để đạt được hiệu quả tốt nhất.