Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo (cập nhật 2023)

Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo.

Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo
Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo

1. Chuyển giao công nghệ là gì

1.1. Chuyển giao công nghệ là gì

Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:

“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.

Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.

Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.

1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ

1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Góp vốn bằng công nghệ;

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  • Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
  • Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
  • Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
  • Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

2. Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo

Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo là việc chuyển giao công nghệ đối với đối tượng chuyển giao là công nghệ sản xuất bánh kẹo.

Kẹo là loại thực phẩm ở dạng viên, thỏi có chứa thành phần chính là đường ăn. Về cấu tạo, đặc trưng của kẹo là chứa hàm lượng đường đáng kể hoặc kẹo không chứa đường thì sử dụng chất thay thể đường. Kẹo là sản phẩm thực phẩm ngọt.

Bánh là loại món ăn làm bằng bột mì hay bột gạo có hương vị ngọt, mặn, béo…có thể hấp, nướng, chiên,… Bánh có nhiều cách chế biến khác nhau như: rán, chiên, nướng, hấp hoặc đôi khi là ăn sống. Thành phần và nguyên liệu của bánh rất đa dạng. Ngoài thành phần chính, bánh còn một số thành phần phụ như nước dùng, rau, đồ khô, kẹo, hoặc trái cây tươi, các loại hạt, kem. Một số loại bánh còn được trang trí rất công phu, tỉ mỉ.

Bánh kẹo là loại thực phẩm phổ biến trên toàn thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Bánh kẹo ngoài dùng làm đồ ăn còn có thể dùng làm quà tặng trong mỗi dịp lễ tết. Số lượng các loại bánh kẹo cũng rất đa dạng trên thị trường.

Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo không nằm trong đối tượng công nghệ bị hạn chế được giao và công nghệ bị cấm giao theo quy định pháp luật.

Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo

2.1. Khuyến khích chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo

Công nghệ khuyến khích được giao bao gồm:

Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.

Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;

  • Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
  • Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
  • Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
  • Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
  • Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
  • Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
  • Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
  • Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
  • Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

Công nghệ sản xuất bánh kẹo là công nghệ được khuyến khích chuyển giao theo quy định pháp luật. Vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo. 

2.2. Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo tại Việt Nam hiện nay

Tại Việt Nam, thị trường tiêu thụ bánh kẹo rất phát triển, và mang tính thời vụ rõ nét, Sản lượng tiêu thụ thường tăng mạnh vào thời điểm từ tháng 8 Âm lịch (Tết Trung thu) đến Tết Nguyên Đán với các mặt hàng chủ lực mang hương vị truyền thống Việt Nam như bánh trung thu, kẹo cứng, mềm, bánh qui cao cấp, các loại mứt, hạt. Trong khi đó, sản lượng tiêu thu bánh kẹo khá chậm vào thời điểm sau Tết Nguyên đán và mùa hè do khí hậu nắng nóng.

Nếu không có một công nghệ sản xuất bánh kẹo tốt thì sẽ không đảm bảo chất lượng của các loại bánh kẹo. Khi đó sản phẩm sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước được.

Việc chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo sẽ giúp cho thị trường bánh kẹo ở Việt Nam phát triển, đem lại cho khách hàng những loại bánh kẹo chất lượng hơn và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người dân.

Dây chuyền công nghệ sản xuất bánh kẹo của các doanh nghiệp Việt NAm khá hiện đại và đồng đều, đều được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng về sản xuất bánh kẹo như công nghệ cho bánh phủ socola (Hàn quốc), công nghệ bánh quy (Đan mạch, Anh, Nhật)…

Lợi ích của doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo cũng rất lớn, có thể kể đến như:

  • Tiết kiệm chi phí R&D (Nghiên cứu và phát triển) sản phẩm của doanh nghiệp.
  • Rút ngắn thời gian tung ra sản phẩm.
  • Giảm rủi ro sai lỗi trong sản phẩm.
  • Khả năng tùy biến sản phẩm bánh kẹo thành đặc trưng khá dễ dàng.
  • Giảm các chi phí sữa chữa và các chi phí khác cho sản phẩm.

Chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo bao gồm chuyển giao các công nghệ sau:

  • Công thức, kỹ thuật sản xuất bánh kẹo.
  • Hệ thống, dây chuyền, máy móc sản xuất bánh kẹo.
  • Giải pháp sản xuất bánh kẹo.
  • Máy móc, thiết bị đi kèm với mỗi công đoạn sản xuất bánh kẹo.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung chuyển giao công nghệ sản xuất bánh kẹo là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

Leave a Comment