Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là gì?

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam.

Chuyển giao công nghệ thông qua fdi tại việt nam
Chuyển giao công nghệ thông qua fdi tại việt nam

1. Chuyển giao công nghệ là gì

1.1. Chuyển giao công nghệ là gì

Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:

“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.

Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.

Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.

1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ

1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Góp vốn bằng công nghệ;

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  • Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
  • Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
  • Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
  • Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

2. Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một kênh thu hút vốn quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. FDI cũng được đánh giá là kênh quan trọng để thu hút công nghệ nguồn từ các nước có nền công nghiệp tiên tiến vào Việt Nam, góp phần không nhỏ vào việc đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ của sản xuất- kinh doanh và toàn bộ nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là việc chuyển giao công nghệ thông qua kênh FDI vào quốc gia.

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam không nằm trong đối tượng công nghệ bị hạn chế được giao và công nghệ bị cấm giao theo quy định pháp luật.

2.1. Khuyến khích chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam

Công nghệ khuyến khích được giao bao gồm:

Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.

Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;

  • Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
  • Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
  • Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
  • Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
  • Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
  • Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
  • Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
  • Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
  • Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

Công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là việc được khuyến khích chuyển giao theo quy định pháp luật. Vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam. 

2.2. Vai trò chuyển giao công nghệ thông qua FDI

Đối với tất cả các nước đang phát triển, FDI là nguồn lực quan trọng để phát triển khả năng công nghệ. Vai trò này được thể hiện ở hai khía cạnh chính là chuyển giao công nghệ sẵn có từ bên ngoài vào và nghiên cứu, cải tiến phát triển công nghệ  thích nghi, phù hợp với điều kiện thực tế, tăng khả năng công nghệ. Đây là mục tiêu quan trọng mà nước tiếp nhận FDI mong đợi từ các nhà ĐTNN.

Các hoạt động cải tiến công nghệ của các doanh nghiệp FDI tạo ra nhiều mối quan hệ liên kết cung cấp dịch vụ công nghệ từ các cơ sở nghiên cứu, ứng dụng công nghệ trong nước. Nhờ đó, sẽ gián tiếp tăng cường năng lực nghiên cứu, phát triển công nghệ (R&D) của địa phương.

Trong quá trình sử dụng các công nghệ nước ngoài được chuyển giao, các nhà đầu tư trong nước có cơ hội nghiên cứu, phát triển công nghệ thông qua việc học được cách thiết kế, chế tạo, tiếp thu được công nghệ nguồn, sau đó cải biến cho phù hợp với điều kiện sử dụng của địa phương và biến chúng thành những công nghệ của mình. Đây là một trong những tác động tích cực quan trọng của FDI đối với phát triển công nghệ ở nước chủ nhà.

2.3. Lưu ý trong chuyển giao công nghệ thông qua FDI

Công nghệ chuyển giao thường là cong nghệ cũ giá rẻ, sử dụng nhiều lao động và dễ sử dụng. Mặt khác, các công nghệ này lại kém sức cạnh tranh, năng suất thấp và gây ô nhiễm môi trường. Rất nhiều công nghệ chuyển giao vào các nước đang phát triển qua FDI là không phù hợp.

Cũng từ đặc điểm các  nhà ĐTNN đến từ các nước phát triển, do yêu cầu chặt chẽ trong các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ở các nước phát triển, các họ đã chuyển nhiều công nghệ gây ô nhiễm môi trường cao sang khai thác ở các nước đang phát triển.

Giá cả công nghệ cao hơn giá thực tế là hiện tượng phổ biến trong các hợp đồng chuyển giao công nghệ vào các nước đang phát triển. Do các nước này bị hạn chế về vốn, trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đàm phán, … nên các nhà ĐTNN thường tính giá công nghệ cao hơn giá thị trường.


Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

3. Những câu hỏi thường gặp

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là gì?

Chuyển giao công nghệ thông qua FDI (Foreign Direct Investment – đầu tư trực tiếp nước ngoài) là việc các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và mang theo các công nghệ, kỹ thuật, quản lý hiện đại để áp dụng vào sản xuất kinh doanh tại Việt Nam.

Lợi ích của chuyển giao công nghệ thông qua FDI tại Việt Nam là gì?

Việc chuyển giao công nghệ thông qua FDI giúp nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam, tăng cường quyền sở hữu trí tuệ và tăng giá trị sản phẩm.

Ngoài ra, chuyển giao công nghệ qua FDI cũng giúp cho doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được kinh nghiệm, kỹ thuật và quản lý hiện đại từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Những thách thức khi chuyển giao công nghệ qua FDI tại Việt Nam là gì?

Trong quá trình chuyển giao công nghệ qua FDI, thách thức đầu tiên là khó khăn trong việc đào tạo nhân lực có năng lực cao và chuyên môn để làm việc với công nghệ mới.

Thứ hai là rủi ro về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, có thể dẫn đến việc các công ty nước ngoài không muốn chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ ba là khó khăn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với các công nghệ tiên tiến của các doanh nghiệp nước ngoài.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận