Chuyển giao công nghệ thực phẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ thực phẩm. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về Chuyển giao công nghệ thực phẩm.

Nội dung bài viết:
1. Chuyển giao công nghệ là gì
1.1. Chuyển giao công nghệ là gì
Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.
Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.
Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.
1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ
Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
“Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
2. Chuyển giao công nghệ thực phẩm
Chuyển giao công nghệ thực phẩm là việc chuyển giao công nghệ đối với đối tượng chuyển giao là công nghệ thực phẩm.
Thực phẩm hay còn được gọi thức ăn, là tên gọi chung để chỉ những vật phẩm bao gồm những chất như: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein) hoặc nước. Đây là những chất cơ bản mà con người có thể tiêu thụ trực tiếp thông qua việc ăn hoặc uống.
Thực phẩm là một phần thiết yếu để có thể sống có thể hấp thụ dinh dưỡng để tồn tại chứ không vì mục đích sở thích cá nhân. Chúng thường có nguồn gốc từ động vật, thực vật, vi sinh vật hay các chế phẩm từ các nguồn nguyên liệu này.
Nghành công nghiệp thực phẩm hiện nay là một nghành công nghiệp phát triển, đi cùng sự phát triển đó là các công nghệ thực phẩm liên tục được sáng tạo, nâng cấp; giúp cho quá trình chế biến thực phẩm ngày càng nhanh chóng, chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.
Công nghệ thực phẩm không nằm trong đối tượng công nghệ bị hạn chế được giao và công nghệ bị cấm giao theo quy định pháp luật.
2.1. Khuyến khích chuyển giao công nghệ thực phẩm
Công nghệ khuyến khích được giao bao gồm:
Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.
Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
- Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
- Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
- Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
- Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
- Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
- Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
- Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
- Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
- Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
Công nghệ thực phẩmlà công nghệ được khuyến khích chuyển giao theo quy định pháp luật. Vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ thực phẩm.
2.2. Chuyển giao công nghệ thực phẩm tại Việt Nam hiện nay
Hiện tại, trong bối cảnh các công ty thực phẩm lớn nhỏ mọc lên theo phong trào khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo (startup) thì vấn đề đang gặp phải của các doanh nghiệp này là giá trị công nghệ thực phẩm, hay công nghệ để tạo ra sản phẩm.
Nếu không có một công nghệ sản xuất thực phẩm tốt thì sản phẩm sẽ không thể cạnh tranh được với các đối thủ trong và ngoài nước được. Sản phẩm thực phẩm được làm ra phải đảm bảo chất lượng, hình thức, và quan trọng hơn hết phải đảm bảo an toàn thực phẩm.
Việc chuyển giao công nghệ thực phẩm sẽ giúp cho thị trường thực phẩm ở Việt Nam phát triển, đem lại cho khách hàng những loại thực phẩm chất lượng hơn và đảm bảo an toàn thực phẩm cho người dân.
Lợi ích của doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ thực phẩm cũng rất lớn, có thể kể đến như:
- Tiết kiệm chi phí R&D (Nghiên cứu và phát triển) sản phẩm của doanh nghiệp.
- Rút ngắn thời gian tung ra sản phẩm.
- Giảm rủi ro sai lỗi trong sản phẩm.
- Khả năng tùy biến sản phẩm thực phẩm thành đặc trưng khá dễ dàng.
- Giảm các chi phí sữa chữa và các chi phí khác cho sản phẩm.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết chuyển giao công nghệ thực phẩm là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung chuyển giao công nghệ thực phẩm là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.