Chuyển giao công nghệ trong xây dựng là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ trong xây dựng. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về Chuyển giao công nghệ trong xây dựng.

Nội dung bài viết:
1. Chuyển giao công nghệ là gì
1.1. Chuyển giao công nghệ là gì
Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.
Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.
Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.
1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ
Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:
“Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ
1. Chuyển giao công nghệ độc lập.
2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.
3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”
Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
- Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
- Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
- Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
- Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.
2. Chuyển giao công nghệ trong xây dựng
Chuyển giao công nghệ trong xây dựng là việc chuyển giao công nghệ đối với đối tượng chuyển giao là công nghệ trong xây dựng.
Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công trình, nhà ở. Hoạt động xây dựng khác với hoạt động sản xuất ở chỗ sản xuất tạo một lượng lớn sản phẩm với những chi tiết giống nhau, còn xây dựng nhắm tới những sản phẩm tại những địa điểm dành cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt.
Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% Tổng sản phẩm nội địa. Hoạt động xây dựng bắt đầu bằng việc lên kế hoạch, thiết kế, lập dự toán và thi công tới khi dự án hoàn tất và sẵn sàng đưa vào sử dụng.
Hoạt động xây dựng bao gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình, thi công xây dựng công trình, giám sát thi công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Chuyển giao công nghệ trong xây dựng không nằm trong đối tượng công nghệ bị hạn chế được giao và công nghệ bị cấm giao theo quy định pháp luật.
Chuyển giao công nghệ trong xây dựng
2.1. Khuyến khích chuyển giao công nghệ trong xây dựng
Công nghệ khuyến khích được giao bao gồm:
Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.
Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
- Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
- Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
- Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
- Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
- Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
- Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
- Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
- Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
- Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
Công nghệ trong xây dựng là công nghệ được khuyến khích chuyển giao theo quy định pháp luật. Vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ trong xây dựng.
2.2. Chuyển giao công nghệ trong xây dựng
Thị trường xây dựng Việt Nam được phân khúc theo ngành (xây dựng thương mại, xây dựng nhà ở, xây dựng công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng (giao thông) và xây dựng năng lượng và tiện ích) và theo khu vực (miền Bắc Việt Nam, miền Nam Việt Nam và miền Trung Việt Nam).
Thị trường xây dựng Việt Nam đạt giá trị 57,52 tỷ USD vào năm 2020 và thị trường này dự kiến đạt 94,93 tỷ USD vào năm 2026 với tốc độ tăng trưởng hơn 8% trong giai đoạn dự báo (2021-2026).
Ngành xây dựng Việt Nam là ngành hoạt động tốt nhất trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC). Mặc dù mất động lực do COVID-19, nhưng nó vẫn tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2020. Theo Tổng cục Thống kê (GSO) Việt Nam, giá trị gia tăng xây dựng ghi nhận mức tăng trưởng 5,7% (theo năm) trong Quý 3. Năm 2020. Kết quả là, tốc độ tăng trưởng lũy kế trong ba quý ở mức 5%.
Việc chuyển giao công nghệ trong xây dựng sẽ giúp các sản phẩm xây dựng ở Việt Nam có thể cạnh tranh nội địa và cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài. Đồng thời nâng cao chất lượng công trình, dự án xây dựng.
Lợi ích của doanh nghiệp khi nhận chuyển giao công nghệ trong xây dựng cũng rất lớn, có thể kể đến như:
- Tiết kiệm chi phí R&D (Nghiên cứu và phát triển) công trình của doanh nghiệp.
- Rút ngắn thời gian tung ra công trình.
- Giảm rủi ro sai lỗi trong sản phẩm.
- Khả năng tùy biến công trình thành đặc trưng khá dễ dàng.
- Giảm các chi phí sữa chữa và các chi phí khác cho công trình.
Chuyển giao công nghệ trong xây dựng bao gồm chuyển giao các công nghệ sau:
- Kỹ thuật công nghệ trong xây dựng.
- Hệ thống, dây chuyền, máy móc trong xây dựng.
- Giải pháp trong xây dựng.
- Máy móc, thiết bị đi kèm với mỗi công đoạn trong xây dựng.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết chuyển giao công nghệ trong xây dựng là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung chuyển giao công nghệ trong xây dựng là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.