Chuyển giao công nghệ vaccine là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ vaccine. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về Chuyển giao công nghệ vaccine.

Nội dung bài viết:
1. Chuyển giao công nghệ là gì
Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:
“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”
Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.
Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.
Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.
Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:
- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.
2. Chuyển giao công nghệ vaccine
Chuyển giao công nghệ vaccine là việc chuyển giao công nghệ đối với đối tượng chuyển giao là vaccine.
Vaccine không nằm trong đối tượng công nghệ bị hạn chế được giao và công nghệ bị cấm giao theo quy định pháp luật.
2.1. Khuyến khích chuyển giao công nghệ vaccine
Công nghệ khuyến khích được giao bao gồm:
Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.
Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:
Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;
- Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
- Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
- Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
- Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
- Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
- Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
- Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
- Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
- Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.
Vaccine là công nghệ được khuyến khích chuyển giao theo quy định pháp luật. Vì vậy, nhà nước luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho việc chuyển giao công nghệ vaccine từ nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt là trong thời điểm Covid-19.
2.2. Chuyển giao công nghệ vaccine tại Việt Nam hiện nay
Tối ngày 23/2/2022, tại Geneva, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố chuyển giao công nghệ vaccine mRNA theo sáng kiến của WHO cho Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, Pakistan và Serbia. Cụ thể là công nghệ sản xuất vaccine mRNA.
Công nghệ sản xuất vaccine mRNA là công nghệ tiên tiến, cho phép cập nhật các biến chủng và sản xuất với số lượng lớn do đó không chỉ có ý nghĩa trong phòng chống đại dịch COVID-19 mà còn giúp chủ động ứng phó với các đại dịch khác trong tương lai.
Cùng với đó, chiều ngày 27/7/2022, Bộ Y tế cho biết, hiện nay có 3 hợp đồng chuyển giao công nghệ liên quan đến vắc xin COVID-19 với Nga, Mỹ, Nhật đã được ký kết.
Theo đó, Công ty TNHH MTV vắc xin và sinh phẩm số 1 (Vabiotech) cùng Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và Công ty Shionogi Nhật Bản, đã ký thỏa thuận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin COVID-19.
- Công nghệ vắc xin được chuyển giao là Recombinant SARS-CoV-2 Spike Protein (BaculovirusExpression Vector System), tức công nghệ sản xuất vắc xin tái tổ hợp. Hiện các bên đã ký thỏa thuận bảo mật để tiếp cận hồ sơ vắc xin và công nghệ.
Dự án chuyển giao công nghệ vaccine giữa Công ty DS-Bio, Vabiotech và Quỹ Đầu tư trực tiếp Liên bang Nga: đã ký thỏa thuận với Quỹ đầu tư trực tiếp của Liên bang Nga về việc đóng ống vắc xin Sputnik-V từ bán thành phẩm.
Vabiotech đã tiến hành đóng ống và gửi mẫu sang Liên bang Nga để kiểm định chất lượng, dự kiến đến 10/8/2021 sẽ có kết quả kiểm định sau đó có thể tiến hành đóng ống với quy mô 5 triệu liều/tháng (trong tháng 8/2021 có thể bắt đầu với tối thiểu 500.000 liều), tiến tới chuyển giao công nghệ sản xuất với quy mô 100 triệu liều/năm.
Vaccine ARCT-154 do VinGroup đàm phán nhận chuyển giao công nghệ vaccine từ Công ty Arcturus Therapeutics, Inc, Hoa Kỳ.
Tuy quy định pháp luật về chuyển giao công nghệ vaccine vẫn còn chưa hoàn thiện và thực tế, việc chuyển giao công nghệ vaccine đến Việt Nam vẫn còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn làm rất tốt trong việc chuyển giao công nghệ vaccine khi nhận được những hợp đồng chuyển giao công nghệ vaccine từ nhiều nước với những loại vaccine chất lượng đã được qua kiểm định. Điều này sẽ giúp cho Việt Nam phòng chống tốt trong đại dịch Covid -19 và tạo tiền đề trong việc phát triển nền y tế nước nhà.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết chuyển giao công nghệ vaccine là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung chuyển giao công nghệ vaccine là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
3. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Chuyển giao công nghệ vaccine là gì?
Câu trả lời: Chuyển giao công nghệ vaccine là quá trình chuyển giao các phương pháp, kỹ thuật, bằng sáng chế, hoặc sản phẩm liên quan đến sản xuất vaccine từ một tổ chức hoặc cá nhân sở hữu công nghệ đến một tổ chức hoặc cá nhân khác để phát triển sản phẩm vaccine.
Câu hỏi 2: Ai là người chịu trách nhiệm chuyển giao công nghệ vaccine?
Câu trả lời: Người sở hữu công nghệ vaccine có trách nhiệm chuyển giao công nghệ cho những đối tác phát triển vaccine hoặc sản xuất vaccine, đảm bảo quá trình chuyển giao diễn ra đúng quy trình và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan.
Câu hỏi 3: Tại sao chuyển giao công nghệ vaccine quan trọng?
Câu trả lời: Chuyển giao công nghệ vaccine là cách hiệu quả để tăng cường khả năng sản xuất và phân phối vaccine đến đông đảo người dân. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh, việc chuyển giao công nghệ vaccine sẽ giúp nâng cao năng lực sản xuất và giảm thời gian để sản xuất vaccine đến cộng đồng, từ đó giúp hạn chế được sự lây lan của các dịch bệnh.