Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 141 Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005 có hiệu lực từ ngày 01/07/2006 quy định về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

1. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

    • Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.
    • Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp).

2. Vì sao phải chuyền quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp?

    • Chủ sở hữu công nghiệp có độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp trong thời hạn bảo hộ (thời hạn hiệu lực của Văn bằng bảo hộ). Tổ chức, cá nhân khác muốn sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đang trong thời gian bảo hộ nhằm mục đích thương mại phải được Chủ sở hữu công nghiệp cho phép (chuyển quyền sử dụng).
    • Chuyển quyến sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là một hình thức khai thác quyền sở hữu công nghiệp, qua đó Chủ sở hữu công nghiệp thu về lợi ích vật chất (phí chuyển quyền sử dụng) mà không phải trực tiếp sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Hình thức này đặc biệt thích hợp đối với những Chủ sở hữu công nghiệp không hoạt động kinh doanh hoặc không có năng lực kinh doanh. Chuyển quyền sử dụng còn góp phần phổ biến công nghệ, nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu – triển khai, hạn chế độc quyền và thúc đẩy việc tạo ra công nghệ mới. Vì vậy, có thể nói rằng, chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN đem lại lợi ích cho cả Chủ sở hữu công nghiệp, người được chuyển quyền sử dụng và toàn xã hội nói chung.

3. Các loại hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

  • Hợp đồng độc quyền: là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
  • Hợp đồng không độc quyền: là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp: là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

4. Nội dung cơ bản của hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

  • Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;
  • Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng;
  • Dạng hợp đồng;
  • Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ;
  • Thời hạn hợp đồng;
  • Giá chuyển giao quyền sử dụng;
  • Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền.

5. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp

  • Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.
  • Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.
  • Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba. Trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.
  • Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế.

6. Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ về chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
  • ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
  • Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.

Trên đây là một số thông tin chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.

7. Những câu hỏi thường gặp

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là gì?

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp là quá trình chuyển nhượng quyền sử dụng một sản phẩm sở hữu công nghiệp từ chủ sở hữu ban đầu cho một bên thứ ba, theo một thỏa thuận giữa các bên.

Quy trình chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có những thủ tục gì?

Thủ tục chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các bước:

  • Lập thỏa thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.
  • Thực hiện thủ tục đăng ký chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
  • Nộp các loại phí phát sinh theo quy định của pháp luật.

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có những lợi ích gì?

Chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp giúp các chủ sở hữu tối đa hóa giá trị của sản phẩm công nghiệp, tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đồng thời, việc chuyển nhượng còn giúp cho bên nhận quyền sử dụng có thể sử dụng và phát triển sản phẩm công nghiệp một cách hiệu quả, giảm thời gian và chi phí nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

Leave a Comment