VĂN KIỆN CÔNG ƯỚC PARIS VỀ BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
(Được thông qua ngày 20/3/1883, được sửa đổi tại Brussels ngày 14/12/1900, tại Washington ngày 2/6/1911, tại LaHay ngày 6/11/1925, tại London ngày 2/6/1934, tại Lisbon ngày 31/10/1958 và tại Stockholm ngày 14/7/1967, và được tổng sửa đổi ngày 28/9/1979)
Nội dung bài viết:
1. Khái quát chung về Công ước paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Công ước Paris 1883 về bảo hộ sở hữu công nghiệp là một trong những công ước quốc tế đầu tiên và quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp. Công ước này lần đầu tiên được nhắc đến năm 1880 tại một hội nghị ngoại giao được tổ chức tại Paris, sau đó chính thức được ký kết vào ngày 20/3/1883 tại Paris, Pháp với sự tham gia ban đầu của 11 nước thành viên (Bỉ, Brazil, Pháp, Guatemala, Ý, Hà Lan, Bồ Đào Nha, El Salvador, Serbia, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ). Mục đích của công ước Paris là thành lập thành một liên minh quốc tế về bảo hộ sở hữu công nghiệp, xây dựng các quy định khung có lợi cho việc đăng ký bảo hộ các đối tượng thuộc sở hữu trí tuệ của công dân nước này đối với công dân nước khác thuộc thành viên công ước. Tính đến ngày 09/8/2019 đã có đến 177 nước đã ký kết thành viên với Công ước Paris 1883 về Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
2. Nội dung của Công ước paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp
Công ước Paris gồm có 30 điều, đề cập đến những vấn đề lớn như sau
- Nguyên tắc đối xử quốc gia: theo đó mỗi nước tham gia phải bảo hộ công dân của các nước tham gia khác tương tự như công dân của nước mình. Ngoài ra, công dân của nước không tham gia công ước cũng được bảo hộ theo công ước, nếu công dân này đang cư trú hoặc có cơ sở công nghiệp hay thương mại đang kinh doanh có hiệu quả tại lãnh thổ của nước tham gia công ước.;
- Quyền ưu tiên: được thể hiện trên cơ sở chủ thể có đơn xin cấp bằng sáng chế đầu tiên ở một quốc gia tham gia công ước, sau một thời gian, chủ thể có đơn xin được bảo hộ tại bất kỳ quốc gia nào tham gia công ước, thì đơn xin bảo hộ này được coi như đã nộp cùng ngày nộp đơn lần đầu.
- Một số nguyên tắc chung đối với hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà các nước thành viên phải tuân thủ như sau:
Đối với bằng phát minh, sáng chế được cấp ở các nước tham gia công ước khác cho cùng một phát minh mang tính độc lập:
- Nguyên tắc này được hiểu là việc cấp bằng ở một nước tham gia công ước Paris không bắt buộc các nước khác tham gia công ước phải cấp bằng phát minh, sáng chế.
- Khi được cấp bằng phát minh, sáng chế thì người sáng tạo ra phát minh, sáng chế được ghi tên mình trong văn bằng bảo hộ.
Đối với nhãn hiệu:
- Công ước Paris không điều chỉnh điều kiện nộp đơn xin đăng ký nhãn hiệu, mà thủ tục này thuộc luật của mỗi quốc gia tham gia công ước điều chỉnh.
- Nhưng trong trường hợp một nhãn hiệu đã đăng ký hợp lệ ở nước xuất xứ, thì nhãn hiệu này được chấp nhận nếu có đơn xin bảo hộ do chủ thể yêu cầu. Khi đơn xin bảo hộ này được chấp nhận thì nhãn hiệu này được bảo hộ dưới hình thức nguyên bản như tại quốc gia thành viên khác khi có yêu cầu.
- Tuy vậy, không phải mọi trường hợp chủ thể có đơn yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu tại một quốc gia tham gia công ước Paris đều được chấp nhận.
Đối với kiểu dáng công nghiệp:
- Phải được bảo hộ tại từng quốc gia tham gia công ước
- Việc bảo hộ có thể bị từ chối, nếu các bộ phận cấu thành kiểu dáng công nghiệp không được tạo ra tại quốc gia tham gia công ước.
Đối với tên thương mại:
- Việc bảo hộ được thực hiện ở từng quốc gia thành viên của công ước, mà không phải nộp đơn hay đăng ký.
- Theo nguyên tắc của Công ước Paris, thì mỗi nước là thành viên đều có nghĩa vụ, biện pháp chống lại hành vi sử dụng trực tiếp hay gián tiếp các dấu hiệu sai về nguồn gốc của hàng hóa hoặc đặc điểm của người sản xuất, người tạo ra sản phẩm hay thương nhân.
- Hơn nữa, nhằm giữ gìn môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh và văn minh thương mại, nguyên tắc của Công ước Paris yêu cầu các nước thành viên có nghĩa vụ bảo hộ có hiệu quả trong việc chống cạnh tranh không lành mạnh.
3. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp thông tin về công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
- ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
- Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
Trên đây là một số thông tin về Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.
4. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Câu trả lời: Công ước Paris (hay còn gọi là Hiệp định Paris) là một công ước quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, được ký kết tại Paris, Pháp vào ngày 20 tháng 3 năm 1883.
Câu hỏi 2: Nội dung của Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Câu trả lời: Công ước Paris quy định về việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm bảo hộ cho các loại quyền như bằng sáng chế, thiết kế công nghiệp, thương hiệu và dải phân cách.
Câu hỏi 3: Công ước Paris đã ảnh hưởng như thế nào đến quyền sở hữu công nghiệp trên toàn thế giới?
Câu trả lời: Công ước Paris đã đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp trên toàn thế giới. Nó đã cung cấp một cơ chế để đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, giúp người sở hữu đặt nền tảng vững chắc cho việc bảo vệ quyền của họ. Nó đã được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới và đã trở thành một tiêu chuẩn quốc tế trong việc bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.