Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng được thông qua và áp dụng rộng rãi từ 1961. Bài viết dưới đây là một số thông tin chúng tôi cập nhật mới nhất về công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng.
Nội dung bài viết:
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới được thông qua ngày 02.12.1961, được sửa đổi tại Giơnevơ ngày 10.11.1972, 23.10.1978 và 19.3.1991 quy định chi tiết các điều khoản về bảo hộ giống cây trồng mới.
Một số nội dung của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng
2.1. Điều kiện để bảo hộ giống cây trồng (Điều 5)
(1) [Tiêu chuẩn phải đáp ứng] Quyền của nhà tạo giống được công nhận nếu giống cây
(i) mới,
(ii) khác biệt,
(iii)đồng nhất và
(iv) ổn định.
(2) [Các điều kiện khác] Việc công nhận quyền của nhà tạo giống không bị buộc phải tuân theo các điều kiện khác hoặc bổ sung bất kỳ nếu giống cây được xác định bằng một tên gọi phù hợp với các quy định tại Điều 20, người nộp đơn đáp ứng các thủ tục theo luật của Bên ký kết nơi mà đơn được nộp và nộp các khoản lệ phí theo quy định.
2.2. Tính mới
(1) [Tiêu chuẩn] Một giống cây được coi là mới nếu vào ngày nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống, vật liệu nhân hoặc vật liệu thu hoạch của giống cây đó chưa được bán hoặc được phân phối bằng cách khác cho người thứ ba nhằm mục đích khai thác giống cây bởi hoặc được sự đồng ý của nhà tạo giống:
(i) trong lãnh thổ của Bên ký kết, nơi đơn được nộp và trước ngày nộp đơn 1 năm;
(ii) trong lãnh thổ khác với lãnh thổ của Bên ký kết, nơi đơn được nộp và trước ngày nộp đơn 4 năm hoặc 6 năm đối với cây thân gỗ và cây leo.
(2) [Các giống cây vừa mới được tạo ra] Nếu một Bên ký kết áp dụng Công ước này cho một loài hoặc giống cây mà trước đây chúng chưa được áp dụng theo Công ước này, hoặc theo một Văn kiện sớm hơn, thì có thể coi giống cây vừa mới được tạo ra tồn tại vào ngày mở rộng bảo hộ đáp ứng điều kiện tính mới được quy định tại khoản (1), ngay cả khi việc bán hoặc việc phân phối như quy định tại khoản này được thực hiện trước giới hạn thời gian quy định tại khoản này.
(3) [“Lãnh thổ” trong một số trường hợp nhất định] Nhằm mục tiêu của khoản (1), tất cả các Bên ký kết là Quốc gia thành viên của cùng một tổ chức liên chính phủ có thể cùng tiến hành, khi các quy định của tổ chức đó đòi hỏi như vậy, nhằm thống nhất hoá các hành động được thực hiện trên các lãnh thổ của các Quốc gia thành viên của tổ chức đó với các hành động được thực hiện trên các lãnh thổ riêng của các Quốc gia thành viên và nếu làm như vậy các Bên ký kết phải thông báo ngay cho Tổng Thư ký.
2.3. Tính khác biệt
Một giống cây được coi là khác biệt nếu có khả năng phân biệt một cách rõ ràng với bất kỳ một giống cây nào khác đã được biết đến một cách rộng rãi tại thời điểm nộp đơn. Đặc biệt, việc nộp đơn yêu cầu công nhận quyền của nhà tạo giống hoặc yêu cầu đăng ký vào danh sách chính thức các giống cây ở nước bất kỳ phải được coi là khiến cho giống cây đó được biết đến rộng rãi từ ngày nộp đơn nếu các đơn này dẫn tới việc công nhận quyền của nhà tạo giống hoặc ghi nhận các giống cây đó vào danh sách chính thức các giống cây, tùy trường hợp.
2.4. Tính đồng nhất
Một giống cây được coi là đồng nhất nếu có sự đồng nhất một cách đầy đủ các tính trạng liên quan của nó, trừ những biến dị có thể xảy ra do các đặc điểm cụ thể của qúa trình nhân giống.
2.5. Tính ổn định
Một giống cây được coi là ổn định nếu các tính trạng liên quan của nó duy trì bất biến sau các quá trình nhân giống liên tiếp hoặc vào thời điểm kết thúc mỗi chu trình nhân giống trong trường hợp nhân giống theo chu trình cụ thể.
Trên đây là một số thông tin về Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.
Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng là gì?
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng (UPOV) là một hiệp định quốc tế do Hiệp hội Giống cây quốc tế (International Union for the Protection of New Varieties of Plants – UPOV) đặt ra để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của những người lao động và tổ chức nghiên cứu trong lĩnh vực giống cây trồng.
Câu hỏi 2: Quyền bảo hộ được đề ra trong Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng là gì?
Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho những giống cây mới được tạo ra thông qua các kỹ thuật lai tạo, giống cây được cải tiến hay tạo ra mới. Các quyền bảo hộ bao gồm quyền đăng ký giống cây mới, quyền tài sản trí tuệ, quyền chuyển nhượng và sử dụng giống cây mới.
Câu hỏi 3: Việc Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng có ý nghĩa gì?
Việc Việt Nam gia nhập Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng là sự cam kết của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực giống cây trồng. Việc tham gia sẽ giúp tăng cường hoạt động nghiên cứu, phát triển giống cây trồng, tăng năng suất và chất lượng nông sản, đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước.