Cục bản quyền tác giả ở đâu? Nhiệm vụ và quyền hạn của cục
Hiện nay, việc đăng ký bản quyền tác giả trở nên rất phổ biến trong đời sống xã hội. Việc đăng ký bản quyền tác giả có thể giúp tác giả sáng tạo ra tác phẩm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi bị xâm hại. Vậy, cục bản quyền tác giả ở đâu và thủ tục đăng ký bản quyền tác giả là như thế nào?
Nội dung bài viết:
1. Quyền tác giả là gì?
Theo Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019, 2020): Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”.
2. Cục đăng ký bản quyền tác giả ở đâu?
Cục Bản quyền tác giả là tổ chức thuộc Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Cục Bản quyền tác giả có con dấu riêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.
Hiện nay, trụ sở chính của Cục Bản quyền tác giả được đặt tại địa chỉ: số 151 Hoàng Hoa Thám, Quận Ba đình, TP. Hà Nội. Ngoài trụ sở chính, Cục Bản quyền tác giả còn có các văn phòng đại diện đặt ở nhiều nơi khác.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả
Căn cứ theo Điều 2, Quyết định 3954/ QĐ-BVHTTDL quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Bản quyền tác giả như sau:
– Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, cơ chế, chính sách, kế hoạch về bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa; dự thảo phương án đàm phán các Điều ước quốc tế, cam kết quốc tế, chương trình hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan, công nghiệp văn hóa và tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
– Trình Bộ trưởng quy định về việc phát triển công nghiệp văn hóa; cung cấp, hợp tác, đặt hàng và đảm bảo quyền tác giả đối với tác phẩm, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
– Tổ chức thực hiện các biện pháp phát triển công nghiệp văn hóa; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tổ chức, cá nhân về quyền tác giả, quyền liên quan.
– Quản lý quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học, quyền liên quan đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng thuộc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng và quản lý bộ máy về quyền tác giả, quyền liên quan, về công nghiệp văn hóa; tổ chức bồi dưỡng cán bộ về quyền tác giả, quyền liên quan, phát triển công nghiệp văn hóa.
– Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa cho cán bộ, công chức, viên chức của các Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, các ngành, địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức xã hội.
– Quản lý các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật
– Quản lý hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan, hoạt động đại diện, tư vấn dịch vụ về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
– Cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan.
– Phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, cơ chế, chính sách về quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa.
– Tổ chức các hoạt động thông tin, thống kê, xuất bản Niên giám đăng ký về quyền tác giả, quyền liên quan và về công nghiệp văn hóa.
– Giải quyết khiếu nại, tố cáo về quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật.
– Đề xuất khen thưởng các tổ chức và cá nhân có thành tích trong công tác bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và phát triển công nghiệp văn hóa theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện hợp tác quốc tế về quyền tác giả, quyền liên quan và công nghiệp văn hóa theo quyết định của Bộ trưởng.
– Giúp Bộ trưởng phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng các chủ trương, chính sách, pháp luật chung về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, tổng hợp thông tin chung về sở hữu trí tuệ, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về sở hữu trí tuệ và các công việc chung khác có liên quan.
– Giúp Bộ trưởng chủ trì và phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các chủ trương, chính sách pháp luật chung về phát triển công nghiệp văn hóa, tổng hợp thông tin chung về công nghiệp văn hóa, thực hiện các dự án hợp tác quốc tế chung về phát triển công nghiệp văn hóa.
– Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ.
– Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý Cục; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Như vậy, có thể thấy, việc biết được trụ sở của Cục Bản quyền tác giả ở đâu và chức năng, nhiệm vụ của cơ quan này giúp chúng ta dễ dàng hơn trong một số công việc liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Để tìm hiểu thêm quyền tác giả và luật sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ ACC để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.