Đăng ký bản quyền công thức, bảo hộ công thức là thế nào?

Việc đăng ký bản quyền công thức là một việc rất cần thiết đối với những người kinh doanh lĩnh vực thực phẩm, ăn uống. Để tạo ra được một công thức đặc biệt và được người dùng ủng hộ, người tạo ra nó phải là người có trình độ chuyên môn, có khả năng về ẩm thực, bỏ thời gian và chi phí để nghiên cứu. Do đó, đăng ký bản quyền công thức nhằm bảo vệ chất xám, thời gian, công sức và bảo vệ lợi nhuận mà công thức này mang lại cho người sở hữu. ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền công thức. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

1. Khái niệm công thức và các hình thức bảo hộ công thức

  • Công thức là một phương pháp, quy tắc được định sẵn và áp dụng theo những gì đã được định sẵn đó, nó cũng được xem là một giải pháp kỹ thuật dưới dạng quy trình sản xuất. Được trình bày theo một cách tổng quát bao gồm các bước, nguyên lý, quy tắc, số liệu, nguyên liệu để tạo ra một sản phẩm, ví dụ, công thức nấu một món ăn, công thức sản xuất nước giải khát, công thức tạo ra một ly trà sữa.
  • Và công thức có thể được bảo hộ như một sáng chế hoặc bí mật kinh doanh của sở hữu công nghiệp, hoặc cũng có thể là một tác phẩm viết về công thức theo bản quyền tác giả:

+ Đăng ký bản quyền công thức dưới hình thức sáng chế: để công thức được bảo hộ theo hình thức sáng chế thì công thức đó phải đảm bảo điều kiện có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Trên thực tế thì nhiều công thức được bảo hộ dưới hình thức sáng chế, nó đảm bảo việc công thức có thể được công khai nhưng không sợ tình trạng sao chép công thức, nó có thời hạn bảo hộ là 20 năm.

Đăng ký bản quyền công thức dưới hình thức bí mật kinh doanh: hình thức này sẽ được bảo hộ tự động mà không phải đăng ký bảo hộ, không được công khai. Tuy nhiên, làm thế nào để việc công thức luôn được bí mật và không bị rò rỉ ra ngoài thì rất khó bởi nhiều yếu tố.

+ Đăng ký bản quyền công thức dưới hình thức bản quyền: thực tế, một công thức khó có thể đăng ký bảo hộ theo bản quyền bởi đặc tính của nó là quy trình, số liệu, nguyên lý, …, mà những đặc tính này lại không được quy định về bảo hộ quyền tác giả. Tuy nhiên, có nhiều công thức sẽ được tạo thành một tác phẩm viết như sách dạy nấu ăn thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả về mặt hình thức, chứ không bảo hộ về mặt nội dung, do đó người đọc có thể sao chép những công thức này để họ vận dụng.

2. Lợi ích khi đăng ký bảo hộ công thức dưới hình thức sáng chế

  • Đảm bảo được sử dụng độc quyền sáng chế trong thời hạn 20 năm và có thể chuyển nhượng có thu phí cho bên thứ 3 khi không có nhu cầu phát triển sáng chế mà mình sáng tạo ra;
  • Sử dụng sáng chế nhằm đem lại lợi ích vật chất cho chủ sở hữu; 
  • Khi có hành vi xâm phạm về sáng chế, chủ sở hữu có thể áp dụng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự để xử lý.
  • Được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp với bên thứ 3 về sáng chế, được xem là chủ sở hữu duy nhất của sáng chế mà mình đăng ký;

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ công thức dưới hình thức sáng chế

a. Tài liệu cần có của đơn đăng ký

  • 02 Tờ khai đăng ký công thức, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 Bản mô tả công thức; Bản mô tả công thức phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả công thức gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký công thức được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký công thức có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí đối với trường hợp nộp đơn qua bưu điện.

b. Hình thức nộp đơn

  • Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Tp. HCM hoặc Đà Nẵng;
  • Hoặc người nộp đơn có thể nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ nếu có chứng thư số, chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.

c. Thời hạn xử lý đơn đăng ký sáng chế

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký công thức được xem đăng ký bản quyền công thức, bảo hộ công thứcxét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01 tháng

– Công bố đơn đăng ký công thức:

  • Đơn đăng ký công thức được công bố trong tháng thứ 19 kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;
  • Đơn đăng ký công thức có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

– Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

d. Phí, lệ phí

Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

– Phí thẩm định hình thức: 180.000 VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000 VNĐ/01 trang;

– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 VNĐ/hình;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 VNĐ/01 đơn ưu tiên;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000 VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung: 720.000 VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000 VNĐ/01 trang

4. Thủ tục đăng ký bảo hộ công thức dưới hình thức bản quyền

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Cục bản quyền tác giả.
  • Thành phần hồ sơ đăng ký: số lượng 01 bộ

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả;

+ 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả in trên giấy A4;

+ 02 bản sao có công chứng giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân của tác giả/đồng tác giả của tác phẩm

+ Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

  • Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
  • Phí đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận.

5. Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền công thức tại ACC Group

ACC Group là công ty chuyên cung cấp các thủ tục thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có thủ tục đăng ký bản quyền công thức.

Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký bản quyền công thức. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

6. Những câu hỏi thường gặp

Đăng ký bản quyền công thức là gì?

Đăng ký bản quyền công thức là quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ cho các công thức khoa học hoặc công nghệ, đảm bảo quyền sở hữu và quyền sử dụng độc quyền cho chủ sở hữu.

Bảo hộ công thức là gì?

Bảo hộ công thức là quá trình bảo vệ công thức từ việc sao chép trái phép hoặc sử dụng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu. Các công thức được bảo hộ có thể bao gồm công thức hóa học, công thức sản xuất, công thức chế biến thực phẩm và các công thức khác.

Lợi ích của việc đăng ký bản quyền công thức và bảo hộ công thức là gì?

Việc đăng ký bản quyền công thức và bảo hộ công thức sẽ giúp chủ sở hữu đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ, tránh được việc sao chép trái phép hoặc sử dụng mà không được sự cho phép của chủ sở hữu. Điều này giúp tăng tính cạnh tranh và bảo vệ thương hiệu của sản phẩm, cũng như tăng giá trị thương mại của công thức.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận