Những năm gần đây, các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ rất được quan tâm, có lượng các vụ tranh chấp về vấn đề này tăng lên nhanh chóng, nguyên nhân phần lớn đến từ việc người dân đã nhận thức được rõ hơn về tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ. Bởi lẽ đây cũng là tài sản của người tạo ra, mang đến nguồn lợi nhuận không hề nhỏ. Logo là yếu tố quan trọng làm nên danh tiếng của một doanh nghiệp, do đó, nhu cầu đăng ký logo tại nước ta ngày càng cao. Vậy cá nhân có đăng ký logo được không? Thủ tục như thế nào? Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn đọc qua bài viết: Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân (Cập nhật 2022).
Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân (Cập nhật 2022)
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm về logo
Logo là một phần tử đồ họa, ký hiệu, hoặc biểu tượng (icon) của một thương hiệu hoặc nhãn hiệu và đi cùng mặt chữ kiểu của nó, tức là được xếp bộ trong một mặt chữ độc đáo hoặc xếp đặt trong một cách cá biệt nhằm tạo ngay công nhận trước mắt của người xem. Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phong chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương.
Logo khác nhãn hiệu ở chỗ Logo giúp xác định một doanh nghiệp và góp một phần quan trọng trong quá trình tạo dựng thương hiệu còn nhãn hiệu giúp phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty doanh nghiệp này với sản phẩm dịch vụ của công ty doanh nghiệp khác.
2. Logo cá nhân
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ mới nhất, cá nhân hay pháp nhân hay tổ chức trong và ngoài nước đều có thể tiến hành thủ tục đăng kí logo tại Việt Nam.
3. Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân (Cập nhật 2022)
Bước 1: Chuẩn bị logo và những sản phẩm/dịch vụ mà cá nhân/doanh nghiệp đang có dự định đăng ký logo
Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký logo
Bước Này tuy không phải là bước bắt buộc nhưng đây lại là rất quan trọng bởi vì nếu khi bạn đăng ký bảo hộ tại cục Sở hữu trí tuệ mà logo của bạn bị trùng với những mẫu logo đã đăng ký trước đó thì rất có thể đơn đăng ký của bạn có thể bị trả lại và thời gian đăng ký bảo hộ logo sẽ rất lâu.
Bạn có thể tra cứu qua hai hình thức như sau:
3.1. Cách 1: Tra cứu thông tin đăng ký nhãn hiệu online tại cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT ( IP lib).
Truy cập vào trang tra cứu thông tin thương hiệu, nhãn hiệu online của Cục Sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Nhược điểm: Tỉ lệ chính xác thấp khoảng 60%
Ưu điểm: hoàn toàn miễn phí
3.2. Cách 2: Tra cứu nâng cao
Ưu điểm: Độ chính xác 90%
Nhược điểm: Mất phí
Với cách tra cứu này, chúng ta sẽ ủy quyền và được hỗ trợ của các chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi tiếp nhận hồ sơ tra cứu, các chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy tỉ lệ chính xác có thể đạt ngưỡng 90%. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này sẽ mất chi phí.
Khi tra cứu, cần chuẩn bị:
* File mềm mẫu logo định đăng ký
* Nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ gắn logo độc quyền lên
Bước 3: Nộp đơn đăng ký đến
Cục bản quyền tác giả nếu đăng kí quyền tác giả
Cục Sở hữu trí tuệ nếu đăng kí nhãn hiệu.
Cục bản quyền tác giả có trụ sở như sau :
Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở như sau:
Hà Nội: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân Trung, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Cá nhân chuẩn bị hồ sơ Theo điều 50, Điều 100 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019.
Bước 4: Theo dõi đơn đăng kí
Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả hoặc nếu từ chối cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả thì sẽ có thông báo bằng văn bản đến người nộp đơn
Còn nếu đăng kí nhãn hiệu thì sẽ vào khoảng từ 12 – 16 tháng. Tuy nhiên, thời gian thực tế sẽ khoảng từ 22-28 tháng
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận quyền tác giả hoặc văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân (Cập nhật 2022). Như vậy theo quy định của pháp luật thì cá nhân hay pháp nhân hay tổ chức trong và ngoài nước đều có thể thực hiện thủ tục đăng ký logo tại Việt Nam. Hành động này cần được chú trọng thực hiện để hạn chế được các trường hợp cạnh tranh không lành mạnh giữa các cá nhân/tổ chức có cùng ngành nghề kinh doanh.
4. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Logo cá nhân là gì?
Câu trả lời: Logo cá nhân là biểu tượng đại diện cho cá nhân hoặc tổ chức trong các hoạt động kinh doanh, quảng bá thương hiệu hoặc nhận diện thương hiệu.
Câu hỏi 2: Tại sao nên đăng ký bản quyền cho logo cá nhân?
Câu trả lời: Đăng ký bản quyền cho logo cá nhân giúp bảo vệ quyền lợi của người sở hữu và tránh việc bị sao chép hoặc sử dụng trái phép. Ngoài ra, việc có bản quyền còn giúp tăng tính chuyên nghiệp, đáng tin cậy và tăng giá trị thương hiệu của logo cá nhân.
Câu hỏi 3: Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân như thế nào?
Câu trả lời: Thủ tục đăng ký bản quyền logo cá nhân bao gồm việc đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam (NOIP) hoặc Cục Bản quyền Tác giả (Copyright Office) tại các quốc gia khác. Yêu cầu chính là cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu, mô tả logo và đăng ký các tài liệu cần thiết theo quy định của cơ quan đăng ký. Sau khi hoàn tất thủ tục và được cơ quan đăng ký chấp thuận, người sở hữu sẽ được cấp chứng nhận đăng ký bản quyền.