Đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh, đăng ký bản quyền ý tưởng kinh doanh (Cập nhật 2020)
Hiện nay, nhượng quyền thương mại được doanh nghiệp rất quan tâm, đây là loại hình mua bán mà sản phẩm của nó là một mô hình kinh doanh. Mô hình kinh doanh tốt sẽ mang lại nhiều lợi nhuận cho cả người bán và người mua, cũng chính vì thế mà việc đăng ký bản quyền cho mô hình kinh doanh là rất quan trọng. ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.
Nội dung bài viết:
1. Thế nào là mô hình kinh doanh, đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh theo hình thức nào?
- Mô hình kinh doanh hay còn gọi là ý tưởng kinh được hiểu là một kế hoạch hay một hình mẫu mô tả doanh nghiệp chào bán sản phẩm gì, sử dụng những nguồn lực, các quan hệ với khách hàng như thế nào và lợi nhuận của doanh nghiệp có được từ nó là bao nhiêu để tồn tại và phát triển.
- Các yếu tố cấu thành mô hình kinh doanh bao gồm: Tập khách hàng mà doanh nghiệp hướng đến, từ đó doanh nghiệp có được mối quan hệ và tạo ra các kênh tương tác với khách hàng thông qua việc mua bán sản phẩm, dịch vụ. Doanh nghiệp cần đưa ra các hoạt động chính, nguồn nhân lực, mạng lưới đối tác. Hai yếu tố quan trọng nhất trong một mô hình kinh doanh là doanh thu đạt được và chi phí phải bỏ ra. Doanh nghiệp giải quyết được những yếu tố này sẽ tạo được một mô hình kinh doanh hoàn hảo.
- Để cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được sở hữu độc quyền mô hình kinh doanh cho mình sáng tạo ra thì họ cần phải đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh dưới hình thức là tác phẩm được thể hiện trên một vật chất nhất định, thuộc đối tượng đăng ký bản quyền tác giả, quyền liên quan.
2. Thủ tục đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh
- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của mô hình kinh doanh có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh thuộc đối tượng của quyền tác giả.
- Căn cứ pháp lý:
+ Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;
+ Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;
+ Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên;
+ Thông tư số 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).
- Thành phần hồ sơ đăng ký: số lượng 01 bộ
+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: viết bằng Tiếng Việt, và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, tóm tắt nội dung tác phẩm, thời gian, địa điểm, hình thức công bố, cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;
+ 02 bản sao tác phẩm (mô hình kinh doanh) in trên giấy A4 đăng ký quyền tác giả;
+ 02 bản định hình tác phẩm (mô hình kinh doanh) để đăng ký quyền liên quan;
+ Bản mô tả thông tin của mô hình kinh doanh: tên, nội dung, ý nghĩa;
+ 02 bản sao có công chứng giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân của tác giả/đồng tác giả của tác phẩm
+ Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);
+ 02 bản sao có công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty
+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có).
Lưu ý: Các tài liệu trên phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp là tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
- Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
- Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan và được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.
- Phí đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Ngoài ra, tác giả, chủ sở hữu cũng có thể làm thủ tục cấp lại, đổi Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan nếu có nhu cầu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
3. Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh tại ACC Group
ACC Group là công ty chuyên cung cấp các thủ tục thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có thủ tục đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh.
Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký bản quyền mô hình kinh doanh. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.
4. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Mô hình kinh doanh có thể được đăng ký bản quyền hay không?
Mô hình kinh doanh không thể được đăng ký bản quyền bởi vì nó không được coi là một tác phẩm sáng tạo hoặc một sản phẩm thuộc lĩnh vực bảo hộ công nghiệp.
Câu hỏi 2: Có thể đăng ký bản quyền cho ý tưởng kinh doanh không?
Ý tưởng kinh doanh không thể được đăng ký bản quyền bởi vì nó không phải là một tác phẩm sáng tạo hoặc một sản phẩm thuộc lĩnh vực bảo hộ công nghiệp. Tuy nhiên, nếu ý tưởng được chuyển thành một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể, sản phẩm hoặc dịch vụ đó có thể được bảo hộ bởi bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ khác.
Câu hỏi 3: Nếu tôi có một sản phẩm kinh doanh độc đáo, làm thế nào để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình?
Bạn có thể bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình bằng cách đăng ký bảo hộ công nghiệp hoặc sử dụng các hình thức sở hữu trí tuệ khác như bản quyền, nhãn hiệu và thiết kế. Để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ của mình được bảo vệ, bạn nên tìm hiểu cẩn thận về các quy trình và thủ tục liên quan đến việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình.