Đăng ký bản quyền sản phẩm, bảo hộ sản phẩm (Cập nhật 2023)

Sản phẩm là kết quả của một quá trình sáng tạo, nghiên cứu, bỏ chi phí, thời  gian, công sức để tạo ra được, do đó rất nhiều cá nhân tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến việc bảo hộ toàn vẹn quyền sở hữu của mình sáng tạo ra. Vậy thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm, bảo hộ sản phẩm được thực hiện như thế nào? ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

1. Khái niệm sản phẩm và các hình thức bảo hộ sản phẩm

  • Sản phẩm theo quan điểm trong marketing là tất cả những gì được chào bán ra thị trường với khả năng thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn của khách hàng. Sản phẩm được cấu thành bao gồm cả yếu tố vật chất và yếu tố phi vật chất. Và sản phẩm được phân loại theo mức độ hoàn thành hay thói quen, hành vi mua của người tiêu dùng. Ví dụ tivi, ô tô, máy lạnh, lương thực, hay ngay cả bảo hiểm cũng được xem là một sản phẩm.
  • Một sản phẩm khi tung ra thị trường có thể được đăng ký bản quyền sản phẩm dưới nhiều hình thức như:

+ Đăng ký tên sản phẩm hay chính là đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu thể hiện dưới dạng tem, nhãn mác sản phẩm;

+ Đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp cho sản phẩm là kỹ thuật/công thức để làm ra sản phẩm, và hình dáng bên ngoài của sản phẩm, đáp ứng các điều kiện có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng  áp dụng công nghiệp;

+ Đăng ký bản quyền sản phẩm thuộc đối tượng của quyền tác giả, quyền  liên quan dưới dạng tác phẩm.

+ Đăng ký lưu hành sản phẩm

2. Lợi ích khi đăng ký bản quyền sản phẩm

  • Đảm bảo được sử dụng độc quyền sản phẩm trong thời hạn nhất định tùy theo hình thức đăng ký bản quyền sản phẩm và có thể chuyển nhượng có thu phí cho bên thứ 3 khi không có nhu cầu phát triển sản phẩm mà mình sáng tạo ra;
  • Sử dụng sản phẩm được đăng ký bảo hộ để đem lại lợi ích vật chất cho chủ sở hữu mà không lo lắng  về việc bị xâm phạm; 
  • Khi có hành vi xâm phạm về bản quyền sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm hay kiểu dáng công nghiệp, sáng  chế của sản phẩm, chủ sở hữu có thể áp dụng biện pháp hành chính, dân sự hoặc hình sự để xử lý.
  • Được pháp luật bảo vệ khi có tranh chấp với bên thứ 3 về bảo hộ sản phẩm, được xem là chủ sở hữu duy nhất của sản phẩm mà mình đăng ký;

3. Thủ tục đăng ký bảo hộ công thức dưới hình thức nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp (đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp)

a. Tài liệu cần có của đơn đăng ký

  • 02 Tờ khai đăng ký công thức, đánh máy theo mẫu số 01-SC Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 02 Bản mô tả sản phẩm; Bản mô tả sản phẩm phải đáp ứng quy định tại điểm 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN. Bản mô tả sản phẩm gồm có Phần mô tả, Yêu cầu bảo hộ và Hình vẽ (nếu có).
  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký công thức được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký công thức có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí đối với trường hợp nộp đơn qua bưu điện.

b. Hình thức nộp đơn

  • Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp bản giấy trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Tp. HCM hoặc Đà Nẵng;
  • Hoặc người nộp đơn có thể nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ nếu có chứng thư số, chữ ký số, đăng ký tài khoản trên hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền Sở hữu công nghiệp.

c. Thời hạn xử lý:

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sản phẩm được xem xét theo trình tự sau:

– Thẩm định hình thức: 01-02 tháng

– Công bố đơn đăng ký: 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.

– Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

d. Phí, lệ phí

Lệ phí nộp đơn: 150.000 VNĐ

– Phí thẩm định hình thức: 180.000 VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000 VNĐ/01 trang;

– Phí công bố đơn: 120.000 VNĐ;

– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000 VNĐ/hình;

– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 VNĐ/01 đơn ưu tiên;

– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000 VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung: 720.000 VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;

– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000 VNĐ/01 trang

4. Thủ tục đăng ký bảo hộ sản phẩm dưới hình thức bản quyền (đối tượng thuộc quyền tác giả, quyền liên quan)

  • Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận: Cục bản quyền tác giả.
  • Thành phần hồ sơ đăng ký: số lượng 01 bộ

+ Tờ khai đăng ký quyền tác giả;

+ 02 bản sao tác phẩm (mô tả sản phẩm) đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan in trên giấy A4;

+ 02 bản sao có công chứng giấy Chứng minh nhân dân/Thẻ căn cước công dân của tác giả/đồng tác giả của tác phẩm

+ Giấy ủy quyền (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);

+ Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

+ Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

+ Các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

  • Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.
  • Phí đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền: 100.000 đồng/Giấy chứng nhận.

5. Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm tại ACC Group

ACC Group là công ty chuyên cung cấp các thủ tục thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm.

Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký bản quyền sản phẩm. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

6. Những câu hỏi thường gặp

Đăng ký bản quyền sản phẩm là gì?

Đăng ký bản quyền sản phẩm là quá trình đăng ký để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm sáng tạo, bao gồm cả sản phẩm vật lý và sản phẩm kỹ thuật số.

Tại sao nên đăng ký bản quyền sản phẩm?

Đăng ký bản quyền sản phẩm giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sáng tạo và tránh việc sản phẩm bị sao chép, sử dụng trái phép hoặc bị đánh cắp ý tưởng.

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm như thế nào?

Quy trình đăng ký bản quyền sản phẩm bao gồm việc nộp đơn đăng ký và các giấy tờ liên quan tới cơ quan đăng ký bản quyền, đợi thời gian xét duyệt và nhận giấy chứng nhận bản quyền nếu đăng ký thành công. Việc đăng ký có thể được thực hiện thông qua các cơ quan quản lý sở hữu trí tuệ ở các quốc gia hoặc thông qua tổ chức quốc tế như WIPO.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận