Thủ tục đăng ký bản quyền website (Cập nhật 2023)

Mỗi công ty, doanh nghiệp muốn khách hàng biết đến, tin tưởng và tiếp cận sản phẩm dịch vụ tốt hơn thì họ thường thuê nhân viên hoặc dịch vụ thiết kế website cho riêng công ty mình. Và sự xâm phạm bản quyền website của các chủ thể là không tránh khỏi. ACC là đơn vị chuyên nghiệp cung cấp dịch vụ làm thủ tục đăng ký bản quyền website. Mời bạn tham khảo chi tiết về dịch vụ này.

1. Website là gì? Website được bảo hộ dưới hình thức nào?

  • Luật Công nghệ thông hiện hành quy định khái niệm: Trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.
  • Từ khái niệm trên có thể thấy đăng ký bản quyền website có thể được thực hiện dưới các hình thức:

+ Đăng ký bảo hộ giao diện website dưới dạng tác phẩm mỹ thuật ứng dụng.  Tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bằng đường nét, màu sắc, có bộ cục với nhiều tính năng lợi ích để thể hiện nét độc đáo, đặc trưng của từng website.

+ Đăng ký bảo hộ mã code dưới dạng chương trình máy tính. Chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể.

  • Để tránh sự trùng lặp, tương tự thì sau khi thiết kế và sử dụng website các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cần đăng ký bản quyền website theo hai hình thức trên, giúp bảo hộ toàn vẹn quyền sở hữu của mình đối với website, hỗ trợ trong việc kinh doanh, tạo niềm tin ở khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

2. Thủ tục đăng ký bản quyền website

a. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của website có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp đơn đăng ký quyền tác giả.

b. Căn cứ pháp lý:

+ Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành;

+ Nghị định số 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

+ Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên;

+ Thông tư số 211/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả.

c. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký và cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả:

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng).

d. Thành phần hồ sơ đăng ký:

Số lượng 01 bộ

– Đăng ký bản quyền website theo hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

  • Đơn đăng ký bản quyền giao diện website;
  • Cam đoan của tác giả viết giao diện do mình sáng tạo ra và không sao chép của bất kỳ ai.
  • Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (áp dụng trong trường hợp tác giả kiêm chủ sở hữu).
  • Quyết định của công ty giao việc cho tác giả sáng tạo ra giao diện website (trong trường hợp công ty là chủ sở hữu website); hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tạo (thiết kế) ra giao diện website.
  • 02 bản in giao diện website trên Giấy A4.
  • Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả.
  • Bản sao chứng minh thư của chủ sở hữu (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty (pháp nhân).

– Đăng ký bản quyền website theo hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

  • Đơn đăng ký bản quyền chương trình máy tính.
  • 02 đĩa CD chứa code của website.
  • 02 bản in code website kèm theo giao diện trang chủ.
  • Cam đoan của tác giả về việc tự viết code website, không sao chép của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào.
  • Quyết định giao việc cho nhân viên ra code website (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty) hoặc hợp đồng thuê bên ngoài thiết kế (trường hợp thuê bên thứ 3 tiến hành).
  • 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của tác giả.
  • 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của của chủ sở hữu website (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu website (pháp nhân).

– Các tài liệu liên quan khác (nếu có). 

Lưu ý: Các tài liệu trên phải được thể hiện bằng tiếng Việt, trường hợp là tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

e. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

f. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

Hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

g. Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan:

Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền liên quan được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan và được công bố trên Công báo về quyền tác giả, quyền liên quan.

h. Phí đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với website:

  • Đăng ký quyền tác giả tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 đồng.
  • Đăng ký quyền tác giả chương trình máy tính: 600.000 đồng.

3. Dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký bản quyền website tại ACC Group

ACC Group là công ty chuyên cung cấp các thủ tục thuộc lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có thủ tục đăng ký bản quyền website.

Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký bản quyền website. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

4. Những câu hỏi thường gặp

Tại sao nên đăng ký bản quyền cho website?

Đăng ký bản quyền cho website giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu trang web, đồng thời tạo sự uy tín, độc đáo và nâng cao giá trị thương hiệu của trang web.

Thủ tục đăng ký bản quyền website như thế nào?

Thủ tục đăng ký bản quyền website gồm các bước sau: thu thập tài liệu cần thiết, đăng ký trực tuyến trên trang web của Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam, nộp hồ sơ và phí đăng ký, theo dõi tiến độ đăng ký.

Ai có thể đăng ký bản quyền cho website?

Chủ sở hữu của website có thể đăng ký bản quyền cho trang web của mình. Nếu website là tài sản chung của nhiều cá nhân hoặc tổ chức, thì các bên sở hữu có thể thống nhất để đăng ký bản quyền cho trang web.

Leave a Comment