Gắn mã số mã vạch cho sản phẩm là cách để các doanh nghiệp sản xuất, phân phối kiểm soát, quản lý hàng hóa, sản phẩm của mình. Việc quản lý hàng hóa bằng mã số, mã vạch là giải pháp cần thiết giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, quản lý sản phẩm nhanh gọn, chính xác. ACC sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đăng ký mã vạch sản phẩm trong bài viết này.
Nội dung bài viết:
Mã vạch là gì?
Mã số và mã vạch là
các dãy số, dãy vạch thường được in trên bao bì của các sản phẩm. Mục đích là để quản lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm khi cần thiết.
Mã số là một dãy các chữ số dùng để phân định vật phẩm, địa điểm, tổ chức.
Mã vạch là một dãy các vạch thẫm song song và các khoảng trống xen kẽ để thể hiện mã số sao cho máy quét có thể đọc được.
Khi doanh nghiệp muốn đưa hàng hóa, sản phẩm của mình vào phân phối tại các siêu thị, hoặc đơn giản là doanh nghiệp muốn tăng thêm uy tín cho sản phẩm hay để đơn giản hóa việc quản lý, kiểm soát sản phẩm của chính doanh nghiệp mình thì đăng ký mã số mã vạch sản phẩm là cách thức h
ữu hiệu nhất.
Đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu?
Mã số mã vạch tuy rất quen thuộc nhưng nhiều doanh nghiệp không biết phải đăng ký mã vạch sản phẩm ở đâu, với cơ quan nhà nước nào?
Mã số mã vạch sản phẩm thuộc th
ẩm quyền cấp phép của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng – Bộ Khoa học và Công nghệ. Cụ thể, thẩm quyền được giao cho Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia – đơn vị trực thuộc Tổng cục.
Địa chỉ đăng ký: Số 8 Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
Cần chuẩn bị những hồ sơ gì để đăng ký mã vạch sản phẩm?
ACC xin hướng dẫn các doanh nghiệp có nhu cầu đă
ng ký sử dụng mã vạch, mã số mã vạch chuẩn bị các hồ sơ sau:
- 02 bản đăng ký sử dụng mã số mã vạch đã được điền đầy đủ thông tin, người đại diện theo pháp luật ký tên, đóng dấu công ty;
- 02 bản Danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN;
- 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp) hoặc Quyết định thành lập (đối với các tổ chức khác).
Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc gì hãy liên hệ ngay đến ACC để được đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm của chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng.
Chi phí để đăng ký mã số mã vạch là bao nhiêu?
Chi phí cấp mã số mã vạch được quy định cụ thể tại Thông tư số 232/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016:
- Mức thu phí cấp và hướng dẫn sử dụng mã số mã vạch
STT | Phân loại phí | Mức thu (đồng/mã) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 (không phân biệt mã số đăng ký sử dụng) | 1.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 300.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 300.000 |
Ngoài phí cấp mã số mã vạch nộp tại thời điểm ban đầu, hàng năm doanh nghiệp cần nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch.
- Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí)
STT | Phân loại phí | Mức thu (đồng/năm) |
1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 | |
1.1 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm) | 500.000 |
1.2 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm) | 800.000 |
1.3 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm) | 1.500.000 |
1.4 | Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm) | 2.000.000 |
2 | Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN) | 200.000 |
3 | Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8) | 200.000 |
Trường hợp được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 thì nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo bảng trên.
Dịch vụ đăng ký mã vạch sản phẩm do ACC cung cấp
Với nhiều năm kinh nghiệm, ACC cung cấp dịch vụ đăng ký mã số mã vạch chuyên nghiệp với thời gian nhanh nhất và mức chi phí thấp nhất với lộ trình như sau:
- Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng;
- Tư vấn miễn phí các nội dung liên quan đến thủ tục đăng ký mã số mã vạch;
- Soạn thảo các hồ sơ xin cấp mã số mã vạch
- Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ
- Nộp bộ hồ sơ hoàn chỉnh tại Trung tâm Mã số Mã vạch Quốc gia
- Theo dõi và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn.