Biểu tượng thương hiệu đó là một khía cạnh của nhãn hiệu một công ty hoặc tổ chức kinh tế, và những hình thù, nhiều màu sắc, những phong chữ và hình ảnh thường khác với những cái khác trong một thị trường tương. Việc đăng ký logo và nhãn hiệu mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc hoạt động kinh doanh của cá nhân/doanh nghiệp. Mỗi cá nhân/doanh nghiệp luôn mong muốn logo và nhãn hiệu của mình được phổ biến rộng khắp các tỉnh thành trên cả nước thậm chí là vượt ra các nước khác trên thế giới. Để làm được điều đó, điều đầu tiền, cá nhân/doanh nghiệp cần phải đăng ký nhận hiệu và logo của riêng mình. Vậy bạn có biết việc Đăng ký nhãn hiệu và logo theo quy định pháp luật được thực hiện như thế nào. Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài dưới đây.
Đăng ký nhãn hiệu và logo theo quy định pháp luật
Nội dung bài viết:
1. Mối liên hệ giữa đăng ký nhãn hiệu và logo
Như đã nói ở trên, đăng kí nhãn hiệu là một hình thức phổ biến khi doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký logo. Ngoài hình thức đăng kí nhãn hiệu, doanh nghiệp còn thể đăng ký qua hình thức đăng kí quyền tác giả.
Tuy nhiên hai hình thức bảo hộ trên có những điểm khác nhau nhất định cụ thể như sau:
Việc bảo hộ logo qua cách đăng kí nhãn hiệu Với mục đích giúp phân biệt sản phẩm dịch vụ của công ty doanh nghiệp này với sản phẩm dịch vụ của công ty doanh nghiệp khác còn việc bảo hộ logo qua cái đăng ký quyền tác giả với mục đích Bảo đảm tính sáng tạo của logo qua đó khẳng định quyền sở hữu đối với logo đó.
Ngoài ra việc bảo hộ logo qua cách đăng ký nhãn hiệu sẽ bảo hộ về mặt nội dung cho các nhóm sản phẩm dịch vụ còn việc bảo hộ qua việc đăng ký quyền tác giả xe thì bảo hộ về mặt hình thức.
2. Điều kiện đăng ký nhãn hiệu logo theo quy định pháp luật
Điều kiện đăng ký logo dưới hình thức nhãn hiệu theo điều 72 VBHN 07/VBHN-VPQH 2019 Luật sở hữu trí tuệ như sau:
Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ
“Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
- Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.”
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu logo (Cập nhật năm 2022)
Bước 1: Chuẩn bị logo và những sản phẩm/dịch vụ mà cá nhân/doanh nghiệp đang có dự định đăng ký logo
Bước 2: Tra cứu đánh giá khả năng đăng ký logo
Bước Này tuy không phải là bước bắt buộc nhưng đây lại là rất quan trọng bởi vì nếu khi bạn đăng ký bảo hộ tại cục Sở hữu trí tuệ mà logo của bạn bị trùng với những mẫu logo đã đăng ký trước đó thì rất có thể đơn đăng ký của bạn có thể bị trả lại và thời gian đăng ký bảo hộ logo sẽ rất lâu.
Bạn có thể tra cứu qua hai hình thức như sau:
Cách 1: Tra cứu thông tin đăng ký nhãn hiệu online tại cơ sở dữ liệu trực tuyến của Cục SHTT ( IP lib).
Truy cập vào trang tra cứu thông tin thương hiệu, nhãn hiệu online của Cục Sở hữu trí tuệ: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php.
Nhược điểm: Tỉ lệ chính xác thấp khoảng 60%
Ưu điểm: hoàn toàn miễn phí
Cách 2: Tra cứu nâng cao
Ưu điểm: Độ chính xác 90%
Nhược điểm: Mất phí
Với cách tra cứu này, chúng ta sẽ ủy quyền và được hỗ trợ của các chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Khi tiếp nhận hồ sơ tra cứu, các chuyên viên sẽ trực tiếp tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Cục Sở hữu trí tuệ. Vì vậy tỉ lệ chính xác có thể đạt ngưỡng 90%. Tuy nhiên, hình thức tra cứu này sẽ mất chi phí.
Khi tra cứu, cần chuẩn bị:
* File mềm mẫu logo định đăng ký
* Nhóm sản phẩm/dịch vụ sẽ gắn logo độc quyền lên
Bước 3: Nộp đơn đăng ký
Theo điều 100 văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH về luật sở hữu trí tuệ năm 2019, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm những giấy tờ sau:
Điều 100. Yêu cầu chung đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp
“1. Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
- a) Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
- b) Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
- c) Giấy ủy quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- d) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
đ) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- e) Chứng từ nộp phí, lệ phí.
- Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và giấy tờ giao dịch giữa người nộp đơn và cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt, trừ các tài liệu sau đây có thể được làm bằng ngôn ngữ khác nhưng phải được dịch ra tiếng Việt khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp yêu cầu:
- a) Giấy ủy quyền;
- b) Tài liệu chứng minh quyền đăng ký;
- c) Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên;
- d) Các tài liệu khác để bổ trợ cho đơn.
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên đối với đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm:
- a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
- b) Giấy chuyển nhượng quyền ưu tiên nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.”
Sau khi tiến hành 2 bước trên, các bạn cần nhanh chóng nộp đơn đăng ký logo độc quyền tại Cục sở hữu trí tuệ để được ưu tiên làm sớm.
Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các công việc như sau:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký logo
Thời gian tiến hành thẩm định khoảng 1 – 2 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký.
Nếu đơn không hợp lệ thì sẽ có thông báo sửa chữa bổ sung lại đơn đăng ký trong đó nêu rõ lí do và ấn định thời hạn nộp lại đăng kí
Nếu đơn hợp lệ thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thực hiện thủ tục cấp văn bằng bảo hộ và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
- Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp
Thời hạn:được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ.
- Thẩm định nội dung đơn:
Thẩm định nội dung đơn sẽ mất từ 12 – 15 tháng. .
- Cấp văn bằng bảo hộ đơn đăng ký logo độc quyền cho chủ đơn
Sau khi chủ đơn nộp đầy đủ phí sẽ nhận được văn bằng bảo hộ đăng ký logo độc quyền (thời gian nhận từ 1 – 2 tháng).
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Đăng ký nhãn hiệu và logo theo quy định pháp luật. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quý khách hàng cần thực hiện việc đăng ký nhãn hiệu và logo sớm nhất có thể để hạn chế được rủi ro có thể xảy ra. Hiện nay có hai hình thức đăng ký logo nên tùy vào từng trường hợp cũng như nhu cầu bản thân mà bạn có thể chọn hình thức đăng kí phù hợp.