Đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Rate this post

Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009 thì quyền sở hữu công nghiệp là một trong những đối tượng của sở hữu trí tuệ được bảo vệ. Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Cơ sở bảo vệ cho quyền này chính là văn bằng bảo hộ – loại văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp nhằm xác lập quyền  sở hữu đối với chủ thể.

Việc đăng ký bảo hộ cho các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp chính là việc tiến hành theo thủ tục quy định tại Luật này là có quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho chủ sở hữu. Dựa trên cơ sở đó chủ sở hữu sẽ hình thành các quyền của mình đối với tài sản trí tuệ đã được đăng ký trên thực tế.

Đăng ký Sở hữu công nghiệp sẽ giúp Quý khách hàng bảo vệ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu,… của mình khỏi những tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu đối với sản phẩm, dịch vụ của mình.

Lợi ích đến từ việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

Những lợi ích mang lại từ chính việc bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp là không nhỏ. Nếu xét về mặt bản chất thì nội dung quan trọng nhất của việc thực hiện công việc này chính là sự độc quyền trong việc khai thác cũng như sử dụng của người chủ sở hữu. Từ việc áp dụng, sản xuất cho đến phát hành hay lưu thông, mọi thứ liên quan đến đối tượng được đăng ký đều thuộc quyền của chủ sở hữu.

Thứ hai, việc làm này góp phần ngăn chặn những hành vi cũng như xử lý khi bị coi là xâm phạm đến quyền sở hữu công nghiệp. Những việc làm có liên quan đến đối tượng thuộc quyền nhưng không được sự cho phép của chủ sở hữu đều là vi phạm.  Lúc này chủ sở hữu có quyền yêu cầu đối với những cơ quan có thẩm quyền xử lý để đảm bảo quyền lợi cho mình. Có sự bảo hộ tuyệt đối đến từ pháp luật trong mọi trường hợp khi xảy ra tranh chấp.

Thứ 3, đăng ký bảo hộ cho quyền sở hữu công nghiệp chính là giúp chủ thể tránh trường hợp kết quả sáng tạo của mình bị chiếm đoạt hoặc lợi dụng. Khi không có cơ sở chứng minh thì rất có thể người chủ sở hữu sẽ bị mất quyền của mình khi chủ thể khác thực hiện những hành vi chiếm đoạt và đăng ký trước. Từ đó hiển nhiên kết quả sáng tạo sẽ thuộc quyền của chủ thể đăng ký.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là khi có cho mình văn bằng bảo hộ thông qua việc hoàn tất thủ tục đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Chủ sở hữu có thể nhận được những lợi ích mà kết quả sáng tạo của mình mang lại từ việc áp dụng vào thực tế hay chuyển nhượng cho các chủ thể khác.

Có thể thấy việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là việc làm vô cùng cần thiết đối với những kết quả có được do quá trình sử dụng tư duy trí tuệ của con nghiệp. Là biện pháp bảo vệ cho chính kết quả đó tránh khỏi những tác động gây ảnh hưởng trực tiếp đến người phát minh.

Đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.

– Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.

– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.

– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.

 – Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Hình thức nhà nước bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp:

Khi cá nhân, tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì Nhà nước – bằng những quy định của pháp luật sẽ ghi nhận, xác lập và tạo mọi điều kiện để các chủ thể thực thi quyền của mình. Bên cạnh đó sẽ xác định các hành vi bị coi là xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp và có các biện pháp xử lý hành vi vi phạm.

Một trong những lý do thôi thúc mọi người thực hiện đăng ký quyền sở hữu công nghiệp nhiều nhất chính là được pháp luật bảo vệ. Trong bối cảnh hiện nay, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các đơn vị. Để tự vệ, phương pháp duy nhất chính là đăng ký sở hữu công nghiệp.

– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hành chính:

Hình thức xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp gồm các hình thức sau: Cảnh cáo hoặc phạt tiền; Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;

– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp dân sự:

Tuỳ theo tính chất, nội dung và mức độ xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của mình, người nắm giữ quyền có thể yêu cầu Toà án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau: Bắt buộc người xâm phạm (bị đơn) chấm dứt hành vi xâm phạm; Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại, kể cả khoản lợi nhuận đáng lẽ mình thu được khi không xảy ra hành vi xâm phạm của bị đơn; Bắt buộc bị đơn phải trả cho mình chi phí tham gia vụ kiện, kể cả chi phí hợp lý để thuê luật sư.

– Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp bằng biện pháp hình sự:

Các tội phạm hình sự liên quan đến QSHCN quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm: Tội xâm phạm quyền tự do sáng tạo (Điều 126); sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156); sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170); xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).

Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp:

 ACC Group là công ty chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn  một cách chi tiết và cụ thể.

+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.

+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ thông tin khách hàng cung cấp.

+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng.

+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.

Trên đây là một số nội dung về đăng ký quyền sở hữu công nghiệp. Hãy liên hệ ngay công ty ACC để được tư vấn chi tiết hơn.

 

 

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Phương

Viết một bình luận