Thủ tục đăng ký sáng chế phần mềm (Cập nhật mới nhất)
Cùng với xu hướng của nền công nghiệp phần mềm toàn cầu, Việt Nam được đánh giá là một trong số các quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển mạnh. Vì vậy, việc đăng ký sáng chế phần mềm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để bảo vệ chính tài sản của mình, ngăn chặn mọi tranh chấp có thẻ phát sinh trong tương lai.
Nội dung bài viết:
- 1. Một số khái niệm về sáng chế phần mềm
- 2. Phần mềm máy tính có thuộc đối tượng bảo hộ sáng chế không?
- 3. Điều kiện để phần mềm máy tính trở thành đối tượng của bảo hộ sáng chế
- 4. Người có quyền đăng ký sáng chế phần mềm
- 5. Thời hạn đăng ký sáng chế phần mềm
- 6. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- 7. Thủ tục đăng ký sáng chế Quốc tế tại ACC Group:
- 8. Những câu hỏi thường gặp
1. Một số khái niệm về sáng chế phần mềm
– Phần mềm (chương trình máy tính) là một loại hình tác phẩm, nhưng nhiều người vẫn muốn phần mềm đăng ký sáng chế – được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.
– Sáng chế là một sản phẩm trí tuệ được tạo ra từ sự sáng tạo, công sức rất lớn nên cần được bảo vệ để tránh những hành vi xâm phạm.
– Theo quy định pháp luật hiện hành đối tượng của đăng ký bảo hộ sáng chế bao gồm các sản phẩm dưới dạng vật thể và dạng quy trình, phương pháp.
2. Phần mềm máy tính có thuộc đối tượng bảo hộ sáng chế không?
Phần mềm đăng ký sáng chế được xem xét dưới dạng là phần mềm máy tính hay còn gọi là chương trình máy tính mà Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật sở hữu trí tuệ thì chương trình máy tính là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng các lệnh, các mã, lược đồ hoặc bất kỳ dạng nào khác, khi gắn vào một phương tiện mà máy tính đọc được, có khả năng làm cho máy tính thực hiện được một công việc hoặc đạt được một kết quả cụ thể. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm văn học.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 59 Luật SHTT cũng quy định rõ phần mềm máy tính cũng không được bảo hộ với danh nghĩa là sáng chế.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
Căn cứ theo những quy định trên có thể thấy rằng phần mềm đăng ký sáng chế ở đây là chương trình máy tính ( phần mềm máy tính) không phải là đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế.
3. Điều kiện để phần mềm máy tính trở thành đối tượng của bảo hộ sáng chế
Theo quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế ( ban hành kèm theo quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010) lại có quy định: Mặc dù chương trình máy tính thuộc danh mục các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế nhưng nếu đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật, nhằm giải quyết một vấn đề kỹ thuật bằng một phương tiện kỹ thuật để tạo ra một hiệu quả kỹ thuật thì nó có thể được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế. Ví dụ: một thao tác xử lý dữ liệu được điều khiển bởi chương trình máy tính mà về lý thuyết có thể được thực hiện một cách tương đương nhờ các mạch đặc biệt, và việc thực hiện chương trình luôn kèm theo các hiệu ứng vật lý, chẳng hạn các dòng điện, thì bản thân các hiệu ứng vật lý thông thường như vậy không đủ để làm cho chương trình có đặc tính kỹ thuật. Tuy nhiên, nếu một chương trình máy tính, khi chạy trên máy tính, tạo ra hiệu quả kỹ thuật khác ngoài các hiệu ứng vật lý thông thường này thì chương trình đó có khả năng được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế.
Tóm lại trong trường hợp đối tượng yêu cầu bảo hộ có đặc tính kỹ thuật và thực sự là một giải pháp kỹ thuật thì có thể bảo hộ phần mềm máy tính với danh nghĩa sáng chế.
4. Người có quyền đăng ký sáng chế phần mềm
Theo quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì tác giả, chủ sở hữu của phần mềm có quyền đăng ký bản quyền phần mềm.
5. Thời hạn đăng ký sáng chế phần mềm
Thời hạn đăng ký: 20-25 ngày làm việc.
Thời hạn bảo hộ quyền tác giả /quyền liên quan:
- Quyền nhân thân của tác giả bao gồm: Quyền đặt tên cho tác phẩm; Quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả được bảo hộ vô thời hạn.
- Quyền Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm và quyền tài sản có thời hạn bảo hộ như sau: Giấy chứng nhận quyền tác giả đối với phần mềm có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp phần mềm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
6. Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan nộp đơn và hồ sơ kèm theo (sau đây gọi chung là đơn) cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.
Việc nộp đơn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của Luật này.
Tổ chức, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan không có nghĩa vụ chứng minh quyền tác giả, quyền liên quan thuộc về mình khi có tranh chấp, trừ trường hợp có chứng cứ ngược lại.”
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận bản quyền:
- Cục bản quyền tác giả.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ bản quyền phần mềm máy tính bao gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.
- Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung
- Bản sao có công chứng Giấy đăng ký kinh doanh;
- Giấy cam đoan của tác giả sáng tác tác phẩm do nhiệm vụ được giao;
Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả:
Mẫu tác phẩm gồm:
- Hình ảnh của tác phẩm (03 bộ )
- Nội dung của tác phẩm (03 bộ )
- 02 bản in thể hiện toàn bộ nội dung của tác phẩm gồm hình ảnh và nội dung (đóng thành tập).
Một số lưu ý khi thực hiện thủ tục này:
- Tác phẩm phần mềm có thể đăng ký dưới dạng đồng tác giả;
- Tác giả phần mềm nếu là cán bộ, công nhân viên lao động hưởng lương thì có thể đăng ký cho công ty ký hợp đồng lao động là chủ sở hữu tác phẩm đó.
- Nếu tác giả là người đại diện theo pháp luật của công ty thì việc ký xác nhận phải do các thành viên khác trong ban lãnh đạo công ty ký xác nhận;
- Đĩa CD phải có bìa bọc màu trắng để đóng dấu.
7. Thủ tục đăng ký sáng chế Quốc tế tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế mà ACC đã cung cấp.
8. Những câu hỏi thường gặp
Đăng ký sáng chế phần mềm là gì?
Đăng ký sáng chế phần mềm là quá trình đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với một phần mềm mới, độc đáo mà người sáng tạo phát minh ra. Quyền sở hữu sáng chế cho phép chủ sở hữu phát triển, sản xuất, bán và sử dụng phần mềm đó, và cấm người khác sử dụng mà không được sự cho phép.
Lợi ích của việc đăng ký sáng chế phần mềm là gì?
Đăng ký sáng chế phần mềm giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của người sáng tạo và tránh việc bị sao chép, phát hành hoặc sử dụng phần mềm một cách trái phép. Ngoài ra, việc đăng ký sáng chế còn giúp cho chủ sở hữu có quyền kiểm soát việc sử dụng phần mềm, tăng tính minh bạch trong quản lý sở hữu trí tuệ và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng.
Làm thế nào để đăng ký sáng chế phần mềm?
Để đăng ký sáng chế phần mềm, người sáng tạo cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký bao gồm: đơn đăng ký sáng chế, bản sao của bảng mô tả phương pháp sáng chế và các bản vẽ liên quan. Sau khi nộp đơn đăng ký, Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam sẽ thực hiện quá trình xét duyệt và cấp giấy chứng nhận sở hữu sáng chế.