Việt Nam là thành viên của hầu hết các Công ước quốc tế về quyền sở hữu trí tuệ như: Hiệp định TRIPS, Công ước Paris 1967, Công ước Berne 1971, Công ước Roma 1981 và Hiệp định Washington 1989, Thỏa ước Madrid, Nghị định thư Madrid, Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT). Ngoài ra, pháp luật Việt Nam có quy định rất cụ thể, chi tiếp về quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền đối với sáng chế nói riêng tại các văn bản pháp luật quốc gia: Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Do đó cá nhân, tổ chức nước ngoài có nhu cầu nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam có thể lựa chọn một trong hai hình thức: Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước Hợp tác Sáng chế (PCT) (khi là đã là thành viên của Hiệp ước). Cá nhân, tổ chức nước ngoài có thể lựa chọn hình thức nộp đơn trực tiếp để đăng ký sáng chế tại Việt Nam thông qua Tổ chức Đại diện sở hữu trí tuệ.
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm sáng chế
– Sáng chế là gì? Có thể hiểu một cách đơn giản nhất thì sáng chế là sản phẩm, quy trình công nghệ, do con người tại ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Như vậy, sáng chế có thể hiểu là sản phẩm được sáng tạo bởi con người thông qua việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên. Thuộc tính cơ bản của sáng chế – giải pháp hữu ích là đặc tính kỹ thuật bởi vì sáng chế/giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật, tức là biện pháp kỹ thuật giải quyết một vấn đề.
– Đăng ký sáng chế là gì? Đăng ký sáng chế là thủ tục hành chính do Cục sở hữu trí tuệ tiến hành để xác định quyền sở hữu của chủ thể nhất định đối với sáng chế. Hình thức đăng ký sáng chế là ghi nhận sáng chế và chủ sở hữu vào Số đăng ký quốc gia về sáng chế và cấp Bằng độc quyền sáng chế/ Bằng độc quyền giải pháp hữu ích cho chủ sở hữu; Sáng chế được đăng ký trên cơ sở kết quả xem xét đơn đăng ký sáng chế nộp cho Cục sở hữu trí tuệ căn cứ vào các quy định pháp luật về hình thức và nội dung đơn;
Quyền sở hữu đối với sáng chế chỉ được xác lập theo thủ tục đăng ký. Chủ sở hữu sáng chế đã đăng ký được pháp luật bảo đảm độc quyền khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại trong thời gian bảo hộ (20 năm đối với sáng chế được cấp bằng sáng chế và 10 năm đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích). Trong thời gian đó, bất kỳ người thứ ba nào khai thác sáng chế mà không được phép của chủ sở hữu bị coi là xâm phạm quyền của chủ sở hữu và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật;
2. Sáng chế có thể được thể hiện dưới những dạng gì?
– Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau,liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định,ví dụ: dụng cụ,máy móc,thiết bị,chi tiết máy,cụm chi tiết máy,các sản phẩm khác,v.v…
– Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau,được đặc trưng bởi sự hiện diện,tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học,hỗn hợp chất,ví dụ: vật liệu,chất liệu,thực phẩm,dược phẩm;
– Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian,trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định,ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất,xử lý,khai thác,đo đạc,thăm dò,v.v…
– Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền,có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học,ví dụ như tế bào,gen,cây chuyển gen;
– Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất,một phương pháp,một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết,ví dụ như sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.
3. Các tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế
Có tính mới so với trình độ kỹ thuật trên thế giới; Có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.
– Các đối tượng sau đây không được nhà nước bảo hộ:
- Ý đồ,nguyên lý và phát minh khoa học;
- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế;
- Phương pháp và hệ thống giáo dục,giảng dạy,đào tạo;
- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi;
- Hệ thống ngôn ngữ,hệ thống thông tin,phân loại,sắp xếp tư liệu;
- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng,các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ;
- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật;
- Ký hiệu quy ước,thời gian biểu,các quy tắc và các luật lệ,các dấu hiệu tượng trưng:
- Phần mềm máy tính,thiết kế bố trí vi mạch điện tử,mô hình toán học,đồ thị tra cứu và các dạng tương tự;
- Giống thực vật,giống động vật;
- Phương pháp phòng bệnh,chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật;
- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật;
- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội,trật tự công cộng,nguyên tắc nhân đạo.
4. Những dạng sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam
– Sáng chế có thể được bảo hộ vào Việt Nam theo PCT hoặc công ước Paris nếu như sáng chế được nộp vào Việt Nam trong một khoảng thời gian nhất định:
- Sáng chế PCT: 31 tháng kể từ ngày nộp đơn sớm nhất.
- Sáng chế nộp theo công ước Paris: 12 nước kể từ ngày nộp đơn
- Đơn đăng ký sáng chế trực tiếp (không có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên)
– Hiệu lực của sáng chế: Sáng chế có hiệu 20 năm nếu như nộp phí duy trì thường niên.
– Tài liệu để đăng ký sáng chế:
- Giấy ủy quyền
- Bản mô tả sáng chế.
- Yêu cầu bảo hộ của sáng chế
- Bản vẽ của sáng chế (nếu có)
- Bản sao công chứng của tài liệu ưu tiên (nếu có)
- Tên và địa chỉ của tác giả sáng chế, chủ đơn đăng ký sáng chế.
– Quy trình đăng ký sáng chế:
- Xét nghiệm hình thức đơn đăng ký sáng chế: 1-2 tháng tính từ ngày nộp đơn đăng ký sáng chế. Tuy nhiên, thời gian thực tế có thể dài hơn do lượng công việc đang bị quá tải tại Cục sở hữu trí tuệ (NOIP).
- Công bố đơn đăng ký sáng chế: trong vòng 19 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy thuộc vào ngày nào muộn hơn.
- Xét nghiệm đơn đăng ký sáng chế: trong vòng 12-16 tháng kể từ ngày công bố đơn đăng ký sáng chế.
5. Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây, là một số thông tin về Thủ tục đăng ký sáng chế tại Việt Nam mà ACC đã cung cấp.
6. Những câu hỏi thường gặp
Quy trình đăng ký sáng chế tại Việt Nam như thế nào?
Để đăng ký sáng chế tại Việt Nam, chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký cùng các tài liệu liên quan tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Sau khi tiếp nhận đơn, cục sẽ thực hiện các bước xét duyệt để quyết định cấp hay không cấp sáng chế cho chủ sở hữu.
Thời gian xử lý đăng ký sáng chế tại Việt Nam là bao lâu?
Thời gian xử lý đăng ký sáng chế tại Việt Nam thường khoảng 18 – 24 tháng kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Tuy nhiên, thời gian này có thể kéo dài nếu cục cần yêu cầu bổ sung tài liệu hoặc có tranh chấp liên quan đến đơn đăng ký.
Chi phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam là bao nhiêu?
Chi phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam tùy thuộc vào số lượng yếu tố sáng chế và các dịch vụ phụ trợ liên quan. Tuy nhiên, chi phí đăng ký sáng chế tại Việt Nam thường từ 1 – 3 triệu đồng cho mỗi yếu tố sáng chế.