PCT là một hiệp ước với hơn 145 thành viên. PCT giúp cho sáng chế có thể được bảo hộ cùng một lúc tại nhiều quốc gia chỉ với việc nộp một đơn đăng ký sáng chế quốc tế thay bởi việc phải nộp nhiều đơn quốc gia riêng biệt với các cơ quan sáng chế từng quốc gia. Việc cấp bằng độc quyền sáng chế vẫn được thẩm định theo luật của từng quốc gia được chỉ định theo luật định của quốc gia đó. Việc thẩm định tại từng quốc gia được gọi là giai đoạn đơn được vào “pha quốc gia”. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm các thông tin liên quan đến đăng ký sáng chế theo PCT.
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm sáng chế và đăng ký sáng chế
Sáng chế là 1 trong những đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam và chủ sở hữu sáng chế sau khi đăng ký và được Cục SHTT cấp giấy chứng nhận đăng ký sẽ được pháp luật bảo vệ khi có bất kỳ hành vi xâm phạm quyền sáng chế nào khác của bên thứ 3.
Đăng ký sáng chế là việc chủ sở hữu tiến hành thủ tục pháp lý cần thiết để chứng minh mình là chủ sở hữu hợp pháp của sáng chế thông qua việc tiến hành thủ tục đăng ký sáng chế tại cơ quan chức năng bao gồm các bước như chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, theo dõi hồ sơ và nhận văn bằng bảo hộ sáng chế.
2. Tiến trình của đơn PCT
Tiến trình của đơn PCT bao gồm:
- Nộp đơn: Đơn quốc tế được nộp với cơ quan Sở hữu trí tuệ quốc gia hoặc cơ quan sáng chế địa phương hoặc với Cơ quan Sở hữu trí tuệ Thế giới (“WIPO”), phù hợp và đáp ứng các tiêu chuẩn và yêu cầu về hình thức của đơn PCT, với một ngôn ngữ và Người nộp đơn chỉ phải trả một loại phí.
- Tra cứu quốc tế: Cơ quan có thẩm quyền tra cứu quốc tế (“ISA”) – một trong những cơ quan sáng chế chính của thế giới nhận định các tài liệu sáng chế và tài liệu kỹ thuật đã được công bố có thể là ảnh hưởng tác động đến khả năng đăng ký sáng chế yêu cầu bảo hộ, và sau đó nhận định khả năng sáng chế bằng văn bản.
- Công bố quốc tế: Ngay say khi hết hạn 18 tháng kể từ ngày đơn sáng chế được nộp, nội dung của đơn quốc tế sẽ được công bố với thế giới.
- Yêu cầu tra cứu bổ sung (không bắt buộc): Một cơ quan ISA thứ hai, theo yêu cầu của Người nộp đơn, nhận định khả năng đăng ký của sáng chế, công bố các tài liệu mà không được cơ quan ISA đầu tiên tìm thấy trong giai đoạn tra cứu bắt buộc đầu tiên. Việc không tìm thấy các tài liệu này xảy ra có thể do tính đa dạng của các tài liệu sáng chế và tài liệu kỹ thuật đã được công bố được công bố dưới nhiều ngôn ngữ khác nhau và lĩnh vực kỹ thuật khác nhau.
- Yêu cầu thẩm định quốc tế sơ bộ (không bắt buộc): Theo yêu cầu của Người nộp đơn, một trong những cơ quan ISA có thể tiến hành thêm một phân tích khả năng đăng ký sáng chế, thông thường trên bản đã sửa đổi của đơn sáng chế yêu cầu cấp độc quyền.
- Pha quốc gia: Sau khi kết thúc các giai đoạn nêu trên của đơn PCT, thông thường, khoảng 30 tháng kể từ ngày nộp đơn sớm nhất, Người nộp đơn có thể tiếp tục việc yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế trước Cơ quan SHTT quốc gia được chỉ định. Đến thời điểm này, đơn sáng chế yêu cầu bảo hộ sẽ được thẩm định theo luật Sở hữu trí tuệ, luật sáng chế và thực tế thẩm định của từng quốc gia khác nhau. Người nộp đơn sẽ được thông báo về kết quả về khả năng đăng ký sáng chế từ từng cơ quan Sở hữu trí tuệ của từng quốc gia khác nhau.
3. Đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam
Trình tự thực hiện:
- Tiếp nhận đơn: Đơn đăng ký yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam (gọi tắt là đơn PCT có chỉ định Việt Nam) có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam).
- Xử lý đơn trong giai đoạn quốc gia: Sau khi vào giai đoạn quốc gia, đơn PCT có chỉ định Việt Nam được thẩm định hình thức và thẩm định nội dung theo các thủ tục quy định đối với đơn đăng ký sáng chế thông thường tại Việt Nam.
Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ của bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT (kể cả Việt Nam) hoặc Văn phòng quốc tế.
- Qua bưu điện.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
- Tờ khai (theo mẫu);
- Bản sao đơn quốc tế (trường hợp người nộp đơn yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
- Bản dịch ra tiếng Việt của đơn quốc tế: Bản mô tả, yêu cầu bảo hộ, chú thích các hình vẽ và bản tóm tắt;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí quốc gia.
- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
Thời hạn giải quyết:
- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên;
- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
Là cá nhân, tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
Lệ phí:
- Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
- Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 420.000 đồng.
- Phí tra cứu: 120.000 đồng.
- Lệ phí cấp bằng: 120.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Tờ khai đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo).
- Tờ khai yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế (Mẫu kèm theo).
Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Đơn phải được nộp vào Cục Sở hữu trí tuệ trước khi kết thúc tháng thứ 31 kể từ ngày ưu tiên.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế tại Việt Nam có thể nộp đơn đăng ký sáng chế tại Việt Nam theo Hiệp ước PCT.
- Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có trình độ sáng tạo; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, giải pháp nộp đơn phải đáp ứng các yêu cầu sau: Có tính mới; Có khả năng áp dụng công nghiệp.
4. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính
- Hiệp ước hợp tác quốc tế về Bằng sáng chế năm 1970, được sửa đổi năm 1984;
- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
- Thông tư số 22/2009/TT-BTC ngày 04/02/2009 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
5. Thủ tục đăng ký sáng chế theo PCT tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Thủ tục đăng ký sáng chế theo PCT. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
Trên đây là một số thông tin về Thủ tục đăng ký sáng chế PCT mà ACC đã cung cấp.
6. Những câu hỏi thường gặp
PCT là gì trong việc đăng ký sáng chế?
PCT là viết tắt của “Patent Cooperation Treaty” – Hiệp định hợp tác đăng ký sáng chế, là một hiệp định quốc tế giữa các quốc gia về việc đăng ký sáng chế.
Tại sao nên đăng ký sáng chế theo PCT?
Việc đăng ký sáng chế theo PCT giúp chủ sở hữu có thể đăng ký sáng chế của mình ở nhiều quốc gia trên thế giới chỉ bằng một đơn đăng ký duy nhất, tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc đăng ký tại từng quốc gia.
Ai có thể đăng ký sáng chế theo PCT?
Bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào có ý định đăng ký sáng chế tại nhiều quốc gia khác nhau có thể đăng ký sáng chế theo PCT. Tuy nhiên, đối với một số quốc gia, việc đăng ký sáng chế theo PCT chỉ có thể được thực hiện thông qua một người đại diện được ủy quyền hoặc một văn phòng sáng chế tại quốc gia đó.