Những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017 là vấn đề được nhiều người quan tâm khi Quốc hội ban hành Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 thay cho Luật chuyển giao công nghệ 2006. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017.

Nội dung bài viết:
1. Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14
Ngày 19/6/2017, Luật Chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 đã được Quốc khóa XIV thông qua. Luật Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018 thay thế cho Luật Chuyển giao công nghệ 2006. Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 và có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm 6 chương và 60 điều, trong đó:
Chương I: Quy định chung (Từ Điều 1 – Điều 12).
Chương II: Thẩm định công nghệ dự án đầu tư (Từ Điều 13 – Điều 21).
Chương III: Hợp đồng chuyển giao công nghệ (Từ Điều 22 – Điều 34).
Chương IV: Biện pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ, phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ (KH&CN) (Từ Điều 35 – Điều 52).
Chương V: Quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ (Từ Điều 53 – Điều 58).
Chương VI: Điều khoản thi hành (Điều 59 và Điều 60).
2. Điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017
Chuyển giao công nghệ là một khái niệm xuất hiện trong mấy thập niên gần đây và là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như Việt Nam.
Việc nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất trong nước; cũng như đưa công nghệ trong nước vào thực tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực được coi là khâu then chốt, bảo đảm phát triển nhanh và bền vững.
Tuy nhiên ở nước ta hiện nay, nhìn chung hoạt động CGCN giữa các viện, trường và cơ sở nghiên cứu cho doanh nghiệp (DN) còn hạn chế, mang tính cục bộ, phạm vi hẹp, tự phát, thiếu các cơ quan dịch vụ trung gian môi giới hợp đồng triển khai công nghệ, liên kết giữa người mua và người bán công nghệ. Việc CGCN giữa các DN trong nước còn ít, quy mô nhỏ, nội dung CGCN thường không đầy đủ và hình thức chuyển giao còn đơn giản.
Vì vậy, Quốc hội đã ban hành luật chuyển gia công nghệ 2017 có nhiều điểm mới, sửa đổi, bổ sung so với Luật chuyển giao công nghệ 2016. Các điểm mới của luật chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm.
2.1. Điểm mới về thẩm định công nghệ dự án đầu tư
Luật Chuyển giao công nghệ 2017 (Luật CGCN 2017) quy định trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư phải được cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) có thẩm quyền thẩm định hoặc có ý kiến về công nghệ: Dự án đầu tư sử dụng công nghệ hạn chế chuyển giao; Dự án đầu tư có nguy cơ tác động xấu đến môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường có sử dụng công nghệ. Dự án đầu tư xây dựng có cấu phần công nghệ; Dự án đầu tư công không có cấu phần xây dựng.
Việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của các cơ quan QLNN: Cơ quan QLNN về đầu tư có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan QLNN chuyên ngành để kiểm tra, giám sát công nghệ trong dự án đầu tư cùng với việc kiểm tra, giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật.
2.2. Điểm mới về quy định chuyển giao công nghệ
Đăng ký CGCN:
- Tất cả hợp đồng CGCN phải được đăng ký với cơ quan QLNN có thẩm quyền và phải được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng CGCN hoặc Giấy phép CGCN.
Quy định chi tiết về giá và thẩm định giá chuyển giao công nghệ:
- Giá công nghệ chuyển giao phải được kiểm toán và thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và giá. Nhằm ngăn chặn sự chuyển giá và quản lý chặt chẽ về thuế.
Chính sách cụ thể nhằm thúc đẩy ứng dụng, đổi mới công nghệ:
- Hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ; thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; Chính sách thuế để thúc đẩy hoạt động chuyển giao, ứng dụng, đổi mới công nghệ.
- Phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ đã được đưa vào Luật theo hướng tạo cơ chế phát triển nguồn cung, thúc đẩy nguồn cầu thông qua các hoạt động CGCN. Ngoài ra còn phát triển các tổ chức trung gian của thị trường KH&CN. Các tổ chức trung gian này được quan tâm, hỗ trợ để thực hiện vai trò kết nối giữa bên cung và bên cầu công nghệ
Quản lý nhà nước về Chuyển giao công nghệ:
- Trách nhiệm của Chính phủ; Bộ Khoa học và Công nghệ; Các Bộ và cơ quan ngang Bộ; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài đối với hoạt động CGCN được quy định chi tiết và cụ thể từ Điều 53 – Điều 58 của Luật CGCN 2017.
- Việc kiểm tra, giám sát công nghệ trong việc CGCN thuộc thẩm quyền của các cơ quan QLNN về KH&CN. Các cơ quan QLNN về KH&CN chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra hoạt động CGCN trong các trường hợp: Theo kế hoạch; khi có dấu hiệu vi phạm về ứng dụng, CGCN trong quá trình triển khai, thực hiện dự án đầu tư và hoạt động CGCN.
Như vậy, những điểm mới của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 đã cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về CGCN; về thẩm định công nghệ dự án đầu tư trong đó tập trung đẩy mạnh CGCN tiên tiến, công nghệ cao từ nước ngoài vào Việt Nam; khuyến khích CGCN từ Việt Nam ra nước ngoài cũng như thúc đẩy CGCN trong nước.
Đồng thời điểm mới của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 nằm ở việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân hoạt động CGCN; phát triển thị trường KH&CN, hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia với doanh nghiệp là trung tâm; nâng cao trình độ, tiềm lực công nghệ quốc gia nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh, phát triển nhanh và bền vững kinh tế – xã hội.
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết điểm mới của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung điểm mới của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 là gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.
3. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Điểm mới nào được đưa ra trong Luật chuyển giao công nghệ năm 2017?
Trong Luật chuyển giao công nghệ năm 2017, có một số điểm mới được đưa ra nhằm cải thiện quy định và quản lý việc chuyển giao công nghệ. Một trong số đó là việc tăng cường quản lý và kiểm soát việc chuyển giao công nghệ với các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi hợp pháp của các bên tham gia.
Câu hỏi 2: Quyền và nghĩa vụ của các bên trong Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 được điều chỉnh như thế nào?
Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 điều chỉnh rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ. Các bên được quyền yêu cầu bảo mật thông tin công nghệ, đồng thời cũng có trách nhiệm đảm bảo tính bảo mật và không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ liên quan. Các bên cũng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, giữ bí mật và tuân thủ quy định của pháp luật liên quan.
Câu hỏi 3: Mục tiêu chính của Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 là gì?
Mục tiêu chính của Luật chuyển giao công nghệ năm 2017 là xây dựng một hệ thống quy định chuyển giao công nghệ hợp lý, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quyền lợi của các bên tham gia, đồng thời đảm bảo an ninh quốc gia và phát triển kinh tế thông qua việc thúc đẩy chuyển giao công nghệ hiệu quả và bền vững. Luật này cũng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ trong nước, đồng thời khuyến khích sự hợp tác và đầu tư công nghệ từ các quốc gia khác.