Pháp luật sở hữu trí tuệ đã có những quy định chi tiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Theo đó tất cả các loại hình tác phẩm theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ sẽ được bảo hộ quyền tác giả khi đáp ứng đủ các yêu cầu.
Nội dung bài viết:
Những loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
Luật sở hữu trí tuệ đã quy định về các loại hình tác phẩm tại Điều 14. Theo đó các loại hình tác phẩm được bảo hộ bao gồm:
-
- Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác, bao gồm: tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, bút kí, kí sự, tùy bút, hồi kí, thơ, trường ca, kịch bản, bản nhạc, công trình nghiên cứu văn hóa, văn học, nghệ thuật, khoa học và các bài viết khác. Các hình thức thể hiện bao gồm chữ viết, chữ nổi cho người khiếm thị, kí hiệu tốc kí và các kí hiệu tương tự khác.
- Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác: là các tác phẩm được thể hiện bằng lời nói và được định hình dưới hình thức như văn bản, video, bản ghi âm… Ngoài ra các tác phẩm như tài liệu giảng dạy, huấn luyện… cũng là loại hình được bảo hộ quyền tác giả.
- Tác phẩm báo chí: là tác phẩm được thể hiện thông qua ghi nhanh, phóng sự, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận… được truyền đến công chúng qua sóng điện từ hoặc các trang báo, tạp chí.
- Tác phẩm âm nhạc: là các tác phẩm thể hiện dưới dạng nốt nhạc trong bản nhạc hoặc trong các kí tự âm nhạc khác, có lời hoặc không có lời.
- Tác phẩm sân khấu, bao gồm: kịch nói, nhạc vũ kịch, ca kịch, kịch câm, xiếc, múa, múa rối và các tác phẩm khác được thể hiện thông qua trình diễn nghệ thuật trên sân khấu.
- Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự, bao gồm: các loại hình phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình và các loại hình tương tự như phim truyền hình, video.
- Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng, bao gồm: hội họa, đồ họa, điêu khắc, mĩ thuật ứng dụng hoặc các hình thức tương tự.
- Tác phẩm nhiếp ảnh: là tác phẩm thể hiện hình ảnh của thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra.
- Tác phẩm kiến trúc: là các bản vẽ thiết kế nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian khác.
- Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học.
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian.
- Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu: là một hoặc một nhóm chương trình dưới dạng viết bằng ngôn ngữ lập trình.
- Tác phẩm phái sinh, bao gồm: tác phẩm dịch, phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, tuyển tập…được tạo ra từ các tác phẩm đã có từ trước.
Điều kiện để một tác phẩm được bảo hộ
Có thể thấy phạm vi các tác phẩm được bảo hộ theo Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ rất rộng, đó có thể là những tác phẩm được tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ hoặc những tác phẩm phái sinh.
Tuy nhiên, các sản phẩm của lao động sáng tạo chỉ được thừa nhận là tác phẩm và được bảo hộ khi đáp ứng các điều kiện sau:
Là kết quả của hoạt động sáng tạo
Việc công nhận một tác phẩm và bảo hộ quyền tác giả không phụ thuộc vào chất lượng của tác phẩm, miễn là tác phẩm đó có tính sáng tạo. Tính sáng tạo được hiểu là có tính mới về nội dung tác phẩm, hình thức thể hiện, ngôn ngữ thể hiện tác phẩm…
Thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học
Sản phẩm của lao động rất phong phú, trong đó lao động thuộc các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học tạo ra các giá trị tinh thần cho xã hội và chúng được thể hiện thông qua các loại hình tác phẩm như quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ.
Phải được ấn định bằng hình thức vật chất hoặc được thể hiện thông qua hình thức nhất định
Một tác phẩm vẫn nằm trong suy nghĩ, ý tưởng, chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không được thừa nhận và bảo hộ quyền tác giả.
Quyền tác giả được phát sinh kể từ thời điểm tác phẩm được sáng tạo dưới dạng hình thức nhất định. Ví dụ như tại thời điểm bức tranh được vẽ ra, bài thơ được viết ra giấy…
Hình thức xác lập quyền tác giả
Quyền tác giả được xác lập theo cơ chế bảo hộ tự động. Quyền tác giả được xác lập bởi chính việc tạo ra tác phẩm của tác giả, kể từ khi tác phẩm được hình thành, không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục đăng ký nào. Như vậy, pháp luật không quy định bắt buộc các tác giả có nghĩa vụ đăng ký và nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền tác giả.
Tuy nhiên trên thực tế, nếu không đăng ký bảo hộ, khi có tranh chấp về quyền tác giả xảy ra thì việc chứng minh tác phẩm thuộc sở hữu của mình, do mình sáng tạo ra rất khó khăn và phức tạp.
Chính vì vậy, việc đăng ký quyền tác giả có giá trị là chứng cứ chứng minh của tác giả, chủ sở hữu khi có tranh chấp xảy ra.
Dịch vụ tư vấn bảo hộ quyền tác giả của ACC Group
ACC Group là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về bảo hộ quyền tác giả. Trình tự ACC Group thực hiện công việc như sau:
- Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả;
- Tiến hành tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Soạn thảo các hồ sơ đăng ký bảo hộ;
- Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ;
- Nộp bộ hồ sơ tại Cục Bản quyền tác giả;
- Theo dõi, thay mặt khách hàng giải trình với Cục Bản quyền tác giả và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn.
Hãy liên hệ ngay đến dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền tác giả của ACC để nhận được tư vấn và sự hỗ trợ chuyên nghiệp đến từ đội ngũ chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm.