Giới thiệu

Trong xu thế phát triển của tri thức và khoa học công nghệ, cùng với sự hội nhập với nền kinh tế quốc tế, tài sản trí tuệ hiện nay ngày càng phát triển, việc bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan và các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp ngày càng nhận được sự quan tâm của Nhà nước và xã hội. Do đó, việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành một yêu cầu ngày càng cấp thiết đối với Việt Nam, đồng thời việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ còn là cam kết mà Việt Nam phải thực hiện với tư cách là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Chính vì lẽ đó, nhận thức đúng đắn về quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò rất quan trọng, việc hiểu và áp dụng các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ một cách chính xác chính là công cụ để bảo vệ tài sản trí tuệ của các cá nhân và các tổ chức, góp phần vào sự phát triển chung của đất nước. Luật Việt Nam cùng như luật của các nước khác trên thế giới không có định nghĩa trực tiếp như thế nào là sở hữu trí tuệ, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại quyền sở hữu trí tuệ thành quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. So với một số ngành luật như dân sự, hình sự, pháp luật sở hữu trí tuệ là một lĩnh vực tương đối mới, trong đó ghi nhận việc bảo hộ thành quả lao động trí tuệ của con người có ý nghĩa to lớn trong cuộc sống hiện nay. Luật Sở hữu trí tuệ đã tiếp thu được các giá trị của nhiều quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam về quyền sở hữu trí tuệ, đã được thẩm định trong thực tiễn, các quy phạm pháp luật đã tương thích với hầu hết các điều ước quốc tế có liên quan, các Hiệp định song phương đảm bảo thuận lợi cho việc hội nhập vào cộng đồng quốc tế, tính minh bạch, khả thi cũng được thể hiện khá rõ tại các điều luật. Từ khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ, vấn đề bảo hộ các tài sản trí tuệ ngày càng được đề cao hơn và điều này cũng được thể hiện qua thực tiễn xét xử các tranh chấp về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và một số vấn đề có liên quan khác.

Sở hữu trí tuệ là phương thức bảo hộ một loại tài sản vô hình, một tài sản có giá trị, dễ bị xâm hại và khó tự bảo vệ. Bảo hộ sở hữu trí tuệ có thể là động lực phát huy tính năng động và sáng tạo, đó cũng là hai động lực không thể thiếu của nền kinh tế thị trường.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330