Hợp đồng chuyển giao công nghệ (cập nhật 2023)

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về hợp đồng chuyển giao công nghệ. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu quy định pháp luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ.

Hợp đồng chuyển giao công nghệ
Hợp đồng chuyển giao công nghệ

1. Chuyển giao công nghệ là gì

1.1. Chuyển giao công nghệ là gì

Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:

“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.

Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.

Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.

1.2. Hình thức chuyển giao công nghệ

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ

1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Góp vốn bằng công nghệ;

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  • Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
  • Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
  • Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
  • Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

2. Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân khi chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp, các giải pháp kĩ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kĩ thuật, bản vẽ, sơ đồ kĩ thuật…

Khi ký kết hợp đồng cũng tức là hai bên đã xác lập giao dịch và khi xảy ra tranh chấp sẽ được xử lý theo quy định pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ dưới đây.

Mẫu hợp đồng chuyển giao công nghệ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
(Số:…. /HĐCGCN)

Hôm nay, ngày…… tháng …….. năm …….

Tại ……………………………………..

Chúng tôi gồm:
Bên chuyển giao: (bên A)

– Tên doanh nghiệp: ………………………..………………………..………………………..…………..
– Trụ sở chính: ………………………..………………………..………………………..…………………
– Điện thoại: ………………………..………………………..……………………………………………..

– Mã số thuế: ………………………..………………………..……………………………………………
– Tài khoản số: ………………………..………………………..………………………………………….
– Đại diện là: ………………………..………………………..………………………..…………………..

– Chức vụ: ………………………..………………………..………………………………………………
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………..………………………..…………………..

Bên nhận chuyển giao: (bên B)

– Tên doanh nghiệp: ………………………..………………………..…………………………………..
– Trụ sở chính: ………………………..………………………..…………………………………………
– Điện thoại: ………………………..………………………..…………………………………………….

– Mã số thuế: ………………………..………………………..………………………..………………….
– Tài khoản số: ………………………..………………………..………………………..………………..
– Đại diện là: ………………………..………………………..…………………………………………….

– Chức vụ: ………………………..………………………..………………………..……………………..
– Theo giấy uỷ quyền số (nếu có): ………………………..……………………………………………..

Hai bên cam kết các điều khoản sau:

Điều 1: Đối tượng chuyển giao (1)

– Tên (sáng chế, giải pháp hữu ích, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết công nghệ):

– Đặc điểm công nghệ:

– Kết quả áp dụng công nghệ:

– Căn cứ chuyển giao (số văn bằng bảo hộ nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 2: Chất lượng, nội dung công nghệ

– Công nghệ đạt tiêu chuẩn gì?

– Mô tả nội dung và tính năng của công nghệ:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 3: Phạm vi và thời hạn chuyển giao

– Phạm vi: Độc quyền hay không độc quyền? Sử dụng trong lãnh thổ nào?

– Thời hạn chuyển giao: Do hai bên thoả thuận phù hợp với thời hạn mà đối tượng chuyển giao được bảo hộ (nếu có).

Điều 4: Phương thức chuyển giao công nghệ (2)

Điều 5: Địa điểm và tiến độ chuyển giao

1. Địa điểm:

……………………………………………………………………………………………………………….
2. Tiến độ:

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 6: Thời hạn bảo hành công nghệ

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 7: Giá chuyển giao công nghệ và phương thức thanh toán

– Giá chuyển giao: …………………………………………………………………………………………
– Phương thức thanh toán: ……………………………………………………………………………….

Điều 8: Phạm vi, mức độ giữ bí mật của các bên

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 9: Nghĩa vụ bảo hộ công nghệ của bên giao và bên nhận chuyển giao

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 10: Nghiệm thu kết quả chuyển giao công nghệ

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Điều 11: Cải tiến công nghệ chuyển giao của bên nhận chuyển giao

Mọi cải tiến của bên nhận chuyển giao đối với công nghệ chuyển giao thuộc quyền sở hữu của bên nhận chuyển giao.

Điều 12: Cam kết của bên chuyển gíao về đào tạo nhân lực cho thực hiện công nghệ chuyển giao

– Số lượng: ………………………………………………………………………………………………….
– Thời gian: ………………………………………………………………………………………………….
– Chi phí đào tạo: ……………………………………………………………………………………………

Điều 13: Quyền và nghĩa vụ của các bên

1. Bên chuyển giao

– Cam kết là chủ sở hữu hợp pháp của công nghệ chuyển giao và việc chuyển giao công nghệ sẽ không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của bất kỳ bên thứ 3 nào khác. Bên chuyển giao có trách nhiệm, với chi phí của mình, giải quyết mọi tranh chấp phát sinh từ việc chuyển giao công nghệ theo hợp đồng này.

– Có nghĩa vụ hợp tác chặt chẽ và giúp đỡ bên nhận chuyển giao chống lại mọi sự xâm phạm quyền sở hữu từ bất kỳ bên thứ 3 nào khác.

– Đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ.

– Nộp thuế chuyển giao công nghệ.

– Có quyền/không được chuyển giao công nghệ trên cho bên thứ 3 trong phạm vi lãnh thổ quy định trong hợp đồng này.

2. Bên nhận chuyển giao

– Cam kết chất lượng sản phẩm sản xuất theo công nghệ nhận chuyển nhượng không thấp hơn chất lượng sản phẩm do bên chuyển giao sản xuất. Phương pháp đánh giá chất lượng do hai bên thoả thuận.

– Trả tiền chuyển giao theo hợp đồng.

– Không được phép/được phép chuyển giao lại cho bên thứ 3 công nghệ trên.

– Ghi chú xuất xứ công nghệ chuyển giao trên sản phẩm.

– Đăng ký hợp đồng (nếu có thoả thuận).

Điều 14: Sửa đổi, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng

Hợp đồng có thể bị sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu bằng văn bản của một trong các bên và được đại diện hợp pháp của các bên ký kết bằng văn bản. Các điều khoản sửa đổi, bổ sung có hiệu lực từ thời điểm được sửa đổi.

Hợp đồng bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Hết thời hạn ghi trong hợp đồng.

– Quyền sở hữu công nghiệp bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ.

– Hợp đồng không thực hiện được do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, bãi công, biểu tình, nổi loạn, chiến tranh và các sự kiện tương tự.

Điều 15: Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng (3)

Bên nào vi phạm hợp đồng phải chịu phạt hợp đồng và bồi thường cho bên kia toàn bộ thiệt hại theo quy định của…

Điều 16: Luật điều chỉnh hợp đồng

Hợp đồng này được điều chỉnh bởi luật của nước…

Điều 17: Trọng tài

Mọi tranh chấp phát sinh từ hợp đồng này phải được giải quyết trước hết thông qua thương lượng, hoà giải. Trong trường hợp không giải quyết được thì các bên có quyền kiện đến trọng tài quốc tế tại…

Điều 18: Điều khoản thi hành

Hợp đồng được xây dựng trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện. Hai bên cam kết thực hiện đúng và đầy đủ các điều khoản trong hợp đồng này.

Hợp đồng được lập thành… (bản) bằng tiếng Anh… (bản) bằng tiếng Việt có giá trị như nhau. Mỗi bên giữ… (bản) để thi hành.

Bên A                                                                         Bên B

Ghi chú:

(1) Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ

(2) Có thể là:

– Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

– Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ theo thời hạn quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

– Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào sản xuất với chất lượng công nghệ và chất lượng sản phẩm đạt các chỉ tiêu và tiến độ quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.

– Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

(3) Xử lý vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ

– Chế tài áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ bao gồm:

+ Phạt vi phạm;

+ Bồi thường thiệt hại;

+ Buộc thực hiện đúng hợp đồng;

+ Tạm ngừng thực hiện hợp đồng;

+ Đình chỉ thực hiện hợp đồng;

+ Hủy bỏ hợp đồng;

+ Biện pháp khác do các bên thỏa thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, tập quán thương mại quốc tế, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

– Trường hợp vi phạm không cơ bản hợp đồng chuyển giao công nghệ thì không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

– Các bên có thể thoả thuận hạn chế mức độ trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với việc vi phạm hợp đồng chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Việc áp dụng chế tài quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật.

(4) Hợp đồng chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao chỉ có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.


Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết hợp đồng chuyển giao công nghệlà gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung hợp đồng chuyển giao công nghệlà gì. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Đức Cảnh

Viết một bình luận