Thay vì chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu, chủ sở hữu có thể lựa chọn cách thức chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Với cách thức này, chủ sở hữu nhãn hiệu vẫn thu được một khoản lợi ích vật chất mà vẫn bảo lưu được quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Tuy nhiên, đây cũng là một giao dịch chứa đựng nhiều rủi ro nếu không hiểu tường tận về nó. ACC Group sẽ chỉ ra những điểm cần lưu ý đối với loại hợp đồng này.
Nội dung bài viết:
Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu
Thỏa thuận về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được lập bằng hợp đồng văn bản. Đây là cơ sở pháp lý thể hiện việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép, công nhân cá nhân, tổ chức nào đó có quyền sử dụng, khai thác một cách hợp pháp nhãn hiệu do mình sở hữu với một thời hạn, trong một phạm vi nhất định và chịu ràng buộc những nghĩa vụ do hai bên thỏa thuận.
Việc cho phép cá nhân, tổ chức khác sử dụng nhãn hiệu sẽ làm gia tăng sự xuất hiện, tăng danh tiếng của chủ sở hữu trên thị trường. Đồng thời, bên nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cũng thu được những lợi ích kinh tế lớn mà không mất chi phí sáng tạo, phát triển nhãn hiệu từ ban đầu.
Những điều cần lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
- Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu phải được lập thành văn bản thể hiện thỏa thuận của các bên.
- Khác với những hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản thông thường, khi ký kết hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chủ sở hữu vẫn tiếp tục được khai thác, sử dụng nhãn hiệu này và đồng thời cho người khác cùng sử dụng.
- Thời hạn chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu do hai bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá thời hạn bảo hộ nhãn hiệu đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Trong hợp đồng luôn luôn phải có điều khoản để xác định phạm vi, vùng lãnh thổ mà bên nhận chuyển giao được phép tiến hành sử dụng nhãn hiệu.
Thủ tục đăng ký hợp đồng sử dụng nhãn hiệu
Các bên tham gia kí kết hợp đồng phải gửi hồ sơ đăng ký hợp đồng đến Cục Sở hữu trí tuệ. Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng nhãn hiệu bao gồm:
- Tờ khai đề nghị đăng ký hợp đồng theo mẫu;
- Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu;
- Bản sao văn bằng bảo hộ nhãn hiệu đã được cấp;
- Văn bản đồng ý của chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu nếu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký hợp đồng;
- Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cho đại diện sở hữu trí tuệ nộp hồ sơ).
Khi thay đổi như sửa đổi, bổ sung, chấm dứt, gia hạn hiệu lực đối với hợp đồng sử dụng nhãn hiệu phải được các bên kí kết bằng văn bản theo hình thức hợp đồng và phải thực hiện đăng ký như đối với hợp đồng chính mới có giá trị pháp lý. Ngoài ra, việc chuyển quyền của mỗi bên theo hợp đồng đã ký cho bên thứ ba khác cũng phải làm thủ tục đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu tại ACC Group
ACC Group là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu. Trình tự ACC Group thực hiện công việc như sau:
- Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng về việc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu;
- Tiến hành tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Soạn thảo hợp đồng và các hồ sơ đăng ký;
- Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ;
- Nộp bộ hồ sơ đăng ký hợp đồng tại Cục Sở hữu trí tuệ;
- Theo dõi, thay mặt khách hàng giải trình với Cục Sở hữu trí tuệ và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn.
Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một loại hợp đồng phức tạp, nếu không tìm hiểu cặn kẽ sẽ tồn tại nhiều rủi ro khi giao kết. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hãy liên hệ đến ACC Group để được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ nhanh nhất.