Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp (Cập nhật 2023)

Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, gọi là hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp. Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất của chúng tôi về hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp.

1. Cơ sở pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11 ngày ngày 29 tháng 11 năm 2005

2. Nội dung của hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

  1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
  2. Căn cứ chuyển nhượng;
  3. Giá chuyển nhượng;
  4. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

3. Hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp

Hiệu lực của hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 9 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật kinh doanh bảo hiểm, luật sở hữu trí tuệ, như sau:

  • Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
  • Đối với các loại quyền sở hữu công nghiệp được xác lập trên cơ sở đăng ký theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp có hiệu lực theo thỏa thuận giữa các bên.
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp tại khoản 2 Điều này, trừ hợp đồng sử dụng nhãn hiệu, phải đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp mới có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba.
  • Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu công nghiệp của bên giao bị chấm dứt.

4. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp

Hồ sơ đăng ký hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  1. Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
  2. Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
  3. Bản gốc văn bằng bảo hộ đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  4. Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung;
  5. Chứng từ nộp phí, lệ phí;
  6. Giấy uỷ quyền nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện.

5. Dịch vụ chuyển quyền sở hữu công nghiệp tại ACC Group.

ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ chuyển quyền sở hữu công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Bàn giao kết quả.

6. Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp là một thỏa thuận pháp lý giữa người chuyển nhượng (bên chuyển quyền) và người nhận nhượng (bên nhận quyền) để chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm bằng sáng chế, thiết kế công nghiệp, nhãn hiệu, bản quyền, hoặc tài sản trí tuệ khác.

Câu hỏi 2: Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp cần có những yếu tố gì?

Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp cần bao gồm các yếu tố sau:

  • Thông tin về bên chuyển nhượng và bên nhận nhượng: Bao gồm tên, địa chỉ và thông tin liên hệ của cả hai bên.
  • Mô tả quyền sở hữu công nghiệp: Xác định rõ quyền sở hữu công nghiệp được chuyển nhượng, bao gồm loại quyền sở hữu, số đăng ký (nếu có), và mô tả chi tiết về công nghệ hoặc sản phẩm liên quan.
  • Điều khoản chuyển nhượng: Xác định rõ các điều kiện, phạm vi và giá trị chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp, bao gồm cả phạm vi địa lý và thời hạn chuyển nhượng.

Câu hỏi 3: Tại sao nên có hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp?

Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp là cần thiết vì nó cung cấp các lợi ích sau:

  • Bảo vệ quyền sở hữu: Hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp giúp xác định rõ quyền sở hữu và đảm bảo bên chuyển nhượng không mất quyền sở hữu công nghiệp sau khi chuyển nhượng.
  • Phân chia lợi ích: Hợp đồng quy định rõ phần trăm lợi ích hoặc tiền hoa hồng mà bên chuyển nhượng sẽ nhận được từ việc sử dụng quyền sở hữu công nghiệp.
  • Quản lý rủi ro: Hợp đồng giúp định rõ trách nhiệm và rủi ro giữa các bên trong quá trình chuyển nhượng, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật và tránh tranh chấp trong tương lai.

Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về hợp đồng chuyển quyền sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận