Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế (Cập nhật 2023)
Để tránh việc bị ăn cắp ý tưởng, vi phạm bản quyền về sản phẩm cũng như công trình nghiên cứu của mình tạo ra nên việc hương dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế là rất quan trọng.
Nội dung bài viết:
1. Đơn đăng ký sáng chế là gì?
Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Theo đó đơn đăng ký bằng sáng chế là một trong những thủ tục pháp lý rất quan trọng trong việc giúp chủ sở hữu của sản phẩm sáng chế bảo hộ độc quyền sản phẩm mình tạo ra, từ đó có thể yên tâm và hạn chế ở mức độ tối đa các vấn đề lấy cắp bản quyền, đạo nhái và trộm mất ý tưởng đã sáng chế của mình.
2. Đơn đăng ký sáng chế gồm những gì?
Để hoàn tất hồ sơ làm đơn đăng ký sáng chế, chủ sở hữu sản phẩm sáng chế cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Bản khai đăng ký sáng chế (02 bản). Chủ sở hữu sản phẩm sáng chế có thể lên mạng tìm kiếm và tải về theo mẫu số 01 – SC thuộc phụ lục A trong thông tư số 01/2007/TT – BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ ban hành.
- Tờ mô tả sản phẩm, ứng dụng sáng chế (02 tờ)
- Chứng từ, biên lai chứng minh bạn đã nộp đủ các loại phí, lệ phí theo quy định.
- Đơn đăng ký sáng chế phải đáp ứng được các yêu cầu cơ bản sau thì mới có thể được xem xét cấp bằng đăng ký sáng sáng chế:
- Trong đơn đăng ký sáng chế cần phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về đối tượng đang có mong muốn cần được bảo hộ là sản phẩm hay là quy trình công nghệ phải đảm bảo đúng quy định tại điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
- Nội dung cũng như hình thức của đơn đăng ký sáng chế phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theo đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2019).
3. Nội dung của mẫu đơn đăng ký sáng chế
Đơn đăng ký sáng chế phải đảm bảo được các nội dung sau:
- Tên sáng chế
- Thông tin về chủ đơn
- Thông tin về đại diện của chủ đơn
- Thông tin về tác giả
- Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
- Yêu cầu thẩm định nội dung
- Yêu cầu chuyển đổi đơn
- Các khoản phí, lệ phí để đăng ký sáng chế
- Các tài liệu có trong đơn
- Lời cam kết của chủ đơn
4. Nơi tiếp nhận đơn đăng ký sáng chế
– Luật sở hữu trí tuệ và các văn bản liên quan có quy định rằng cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, thẩm định cũng như xem xét đơn đăng ký sáng chế là Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam
5. Hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
6. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Đơn đăng ký sáng chế là gì và tại sao cần soạn thảo đơn đăng ký sáng chế?
Đơn đăng ký sáng chế là một tài liệu quan trọng để yêu cầu bảo vệ quyền sáng chế cho một phát minh, công nghệ hoặc quy trình mới. Soạn thảo đơn đăng ký sáng chế là cần thiết để cung cấp thông tin chi tiết về sáng chế, bằng chứng về tính mới, sáng tạo và khả năng áp dụng của nó, đồng thời giúp xác định phạm vi và quyền hợp pháp của sáng chế.
Câu hỏi 2: Những nội dung cần có trong đơn đăng ký sáng chế?
Đơn đăng ký sáng chế cần bao gồm các nội dung sau:
- Thông tin cá nhân hoặc thông tin về tổ chức, bao gồm tên, địa chỉ, thông tin liên hệ.
- Tựa đề và mô tả chi tiết về sáng chế, bao gồm mục đích, công nghệ, phương pháp thực hiện, đặc điểm và lợi ích của sáng chế.
- Bằng chứng về tính mới, sáng tạo và khả năng áp dụng của sáng chế, bao gồm tài liệu tham khảo, thử nghiệm, báo cáo nghiên cứu, hình ảnh, v.v.
- Phạm vi và quyền hợp pháp của sáng chế, bao gồm các yếu tố độc quyền, quyền của chủ sở hữu, vùng địa lý áp dụng, v.v.
- Ký tên và ngày tháng nộp đơn.
Câu hỏi 3: Có những lưu ý gì khi soạn thảo đơn đăng ký sáng chế?
Khi soạn thảo đơn đăng ký sáng chế, bạn cần lưu ý:
- Sắp xếp cấu trúc và trình tự logic của đơn đăng ký.
- Cung cấp thông tin chi tiết, chính xác và rõ ràng về sáng chế.
- Sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành, tránh sử dụng thuật ngữ mơ hồ hoặc mâu thuẫn.
- Cung cấp đầy đủ và minh bạch bằng chứng về tính mới, sáng tạo và khả năng áp dụng của sáng chế.
- Kiểm tra và chỉnh sửa kỹ lưỡng để đảm bảo sự chính xác và logic của đơn đăng ký.
Lưu ý: Để có thông tin chi tiết và chính xác nhất về quy trình và yêu cầu soạn thảo đơn đăng ký sáng chế, bạn nên tham khảo các quy định và hướng dẫn của cơ quan sở hữu trí tuệ tại địa phương hoặc tư vấn từ chuyên gia pháp lý.
Trên đây là một số thông tin về hướng dẫn soạn thảo đơn đăng ký sáng chế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật nêu trên.