Lệ phí đăng ký sáng chế theo quy định pháp luật hiện hành

Khi tiến hành nộp đơn đăng ký sáng chế, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, các cá nhân, tổ chức cũng cần phải biết cụ thể về lệ phí đăng ký sáng chế. Theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn về lệ phí đăng ký sáng chế.

Quyền đăng ký sáng chế:

+ Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;

+ Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với quy định.

Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế, thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký và quyền đăng ký đó chỉ được thực hiện nếu được tất cả các tổ chức, cá nhân đó đồng ý. Người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 Luật Sở hữu trí tuệ có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật, kể cả trường hợp đã nộp đơn đăng ký.

lệ phí đăng ký sáng chế

Lệ phí đăng ký sáng chế

Theo quy định tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 31/2020/TT-BTC thì lệ phí đăng ký sáng chế được quy định như sau:

  • Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150.000 VNĐ
  • Lệ phí yêu cầu gia hạn thời hạn trả lời thông báo của Tổ chức thu phí, lệ phí (mỗi lần được phép gia hạn): 120.000 VNĐ.
  • Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120.000 VNĐ. Đối với đơn sáng chế có trên 01 điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ, đơn kiểu dáng công nghiệp có trên 01 phương án của từng sản phẩm, đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm/ dịch vụ, từ điểm độc lập/ phương án/nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi điểm độc lập/phương án/nhóm thì lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 100.000 VNĐ.
  • Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký Hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 VNĐ.
  • Lệ phí duy trì hiệu lực Văn bằng bảo hộ sáng chế, giải pháp hữu ích/gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp (đối với sáng chế/giải pháp hữu ích (mỗi năm) cho mỗi điểm độc lập của yêu cầu bảo hộ; đối với nhãn hiệu (10 năm) cho mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ; đối với kiểu dáng công nghiệp (5 năm) cho mỗi phương án của từng sản phẩm): 100.000 VNĐ.
  • Lệ phí duy trì/gia hạn hiệu lực muộn (cho mỗi tháng nộp muộn): 10% lệ phí duy trì/gia hạn.
  • Lệ phí yêu cầu chấm dứt/hủy bỏ hiệu lực Văn bằng bảo hộ: 50.000 VNĐ.
  • Lệ phí cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp: 200.000 VNĐ
  • Lệ phí công bố quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000 VNĐ.
  • Lệ phí đăng bạ Quyết định cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin); Quyết định xóa tên người đại diện sở hữu công nghiệp, Quyết định ghi nhận/xóa tên Tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp, (bao gồm cả sửa đổi thông tin về đại diện sở hữu công nghiệp): 150.000 VNĐ.

Lưu ý: Đơn đăng ký sáng chế cần được phân loại sáng chế quốc tế (IPC), trường hợp người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không chính xác thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân loại và người nộp đơn cần nộp phí phân loại theo quy định (100.000VNĐ/01 phân loại sáng chế quốc tế).

Thêm vào đó, Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Thông báo số 5241/TB-SHTT về việc hướng dẫn thực hiện nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp qua tài khoản Kho bạc nhà nước. Theo đó, người nộp đơn có thể lựa chọn phương thức nộp phí, lệ phí sở hữu công nghiệp qua tài khoản Kho bạc nhà nước hoặc phương thức nộp trực tiếp tại Bộ phận thu phí của Văn phòng Cục Sở hữu trí tuệ và các Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng hoặc gửi qua bưu điện.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Lệ phí đăng ký sáng chế là gì?

Lệ phí đăng ký sáng chế là khoản phí phải trả khi nộp đơn đăng ký sáng chế để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với một phát minh, phát biểu sáng chế hoặc thiết kế công nghiệp. Đây là một khoản phí phải trả cho cơ quan sở hữu công nghiệp của quốc gia hoặc tổ chức đăng ký sáng chế để xem xét, đánh giá và xử lý đơn đăng ký.

Câu hỏi 2: Lệ phí đăng ký sáng chế được tính như thế nào?

Cách tính lệ phí đăng ký sáng chế có thể khác nhau tùy thuộc vào quy định của từng quốc gia hoặc tổ chức đăng ký sáng chế. Thông thường, lệ phí đăng ký sáng chế được tính dựa trên các yếu tố như loại sáng chế, quy mô và phạm vi của phát minh hoặc thiết kế, cũng như quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nơi đăng ký sáng chế được thực hiện. Có thể có các loại phí khác nhau như phí nộp đơn, phí xét duyệt, phí duy trì và các phí liên quan khác.

Câu hỏi 3: Ý nghĩa của lệ phí đăng ký sáng chế là gì?

Lệ phí đăng ký sáng chế có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo sự công bằng và cân nhắc trong quá trình xét duyệt và bảo hộ sáng chế. Nó đóng vai trò là một nguồn tài chính để duy trì hoạt động của cơ quan sở hữu công nghiệp, góp phần đảm bảo chất lượng và hiệu quả của quy trình đăng ký sáng chế. Lệ phí đăng ký cũng có thể là một cơ chế để kiềm chế số lượng đơn đăng ký không cần thiết và khuyến khích việc sử dụng sáng chế một cách có ý nghĩa và có giá trị thực tế trong lĩnh vực công nghiệp và đổi mới.

Dịch vụ ACC chuyên cung cấp kiến thức pháp lý về Lệ phí đăng ký sáng chế. Bài viết trên đây là một số thông tin về Lệ phí đăng ký sáng chế, để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về vấn đề này.

Leave a Comment