Luật đăng ký bản quyền logo công ty (Cập nhật mới nhất)
Nhận thức được tầm quan trọng của các vấn đề trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong sở hữu trí tuệ khi không nhưng ban hành luật sở hữu trí tuệ Việt Nam nhằm tạo hành lang pháp lý, sân chơi kinh tế lành mạnh trong nước mà còn tiến ra thị trường quốc tế. Những năm qua, Việt Nam đã đàm phán và ký kết nhiều hiệp đinh song phương và đa phương nhằm bảo vệ cho các cá nhân/doanh nghiệp, thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đối với một quốc gia còn khá nong trẻ trong lĩnh vực này thì đây như là một sự phát triển vượt bậc mang ý nghĩa vô cùng quan trọng. Chính vì vậy, qua bài viết này, Công ty Luật ACC sẽ thảo luận về vấn đề Luật đăng ký bản quyền logo công ty (Cập nhật mới nhất).
Luật đăng ký bản quyền logo công ty (Cập nhật mới nhất)
Nội dung bài viết:
1. Khái niệm logo công ty
Logo là một trong những yếu tố đầu tiên để khách hàng có thể nhận diện được sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đang kinh doanh, giúp phân biệt với các mặt hàng khác trên thị trường. Logo có thể được kết hợp bởi hình ảnh, ngôn ngữ, màu sắc để tạo nên đặc trưng và sự khác biệt để dễ dàng phân biệt với các logo thương hiệu đã có.
2. Khái niệm đăng ký bản quyền logo công ty
Đăng ký bản quyền logo là việc Chủ sở hữu logo thực hiện các thủ tục pháp lý để Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi nhận quyền sở hữu logo của mình thông qua việc đăng ký.
3. Lợi ích của việc đăng ký bản quyền logo công ty?
Đăng ký độc quyền logo sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những nguy cơ như ăn cắp bản quyền thương hiệu, đạo nhái, sao chép hình ảnh của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó, giảm nguy cơ mất uy tín, độ tin cậy của khách hàng đối với thương hiệu công ty.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp sẽ nhận được sự bảo hộ của pháp luật,do đó, doanh nghiệp có quyền khởi kiện bất kỳ đối thủ nào có hành vi xâm phạm nhãn hiệu của đối thủ.
Đăng ký độc quyền logo sẽ định vị slogan, tên doanh nghiệp, logo trong công chúng, khiến sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn đứng vững trên thị trường.
Đăng ký độc quyền logo vô cùng quan trọng trong hội nhập thị trường quốc tế nhằm nâng cao uy tín, quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp.
4. Ý nghĩa của việc điều chỉnh luật đăng ký bản quyền logo công ty?
Do tầm quan trọng của nhãn hiệu trong việc xác định sự thành công của sản phẩm trên thị trường nên cần phải bảo đảm rằng chúng có được sự bảo hộ đầy đủ. Khác với một số nước như Mỹ, tại Việt Nam chủ đơn đăng ký chỉ có thể bảo hộ nhãn hiệu của mình thông qua đăng ký. Việc đăng ký nhãn hiệu mang đến cho chủ đơn sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu. Điều này sẽ ngăn cản người khác tiếp cận sản phẩm trùng hoặc tương tự dưới một nhãn hiệu hoặc trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn. Chủ đơn có thể chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại (franchise) nhãn hiệu được bảo hộ của mình cho các công ty khác. Từ đó, tạo nguồn thu nhập bổ sung cho doanh nghiệp. Một nhãn hiệu được bảo hộ có uy tín đối với người tiêu dùng cũng có thể được sử dụng để huy động vốn từ các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm – những tổ chức này ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với sự thành công của doanh nghiệp
Chính vì vậy, pháp luật phải điều chỉnh luật đăng ký bản quyền logo công ty nhằm bảo hộ và bảo vệ tối đa quyền và lợi ích chính đát của công ty trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
5. Tổng hợp các văn bản pháp luật hiện hành về luật đăng ký bản quyền logo công ty
Các điều ước quốc tế về đăng ký nhãn hiệu mà Việt Nam là thành viên
5.1. Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
Công ước Paris 1883 là một trong những công ước quan trọng nhất về sở hữu công nghiệp được ký kết sớm nhất, với sự tham gia của 11 nước và kí kết vào ngày 20/3/1883. Công ước là nền tảng cho sự ra đời của các điều ước quốc tế điều chỉnh việc bảo hộ tương tự hay riêng biệt (như Thỏa ước Madrid về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, công ước Lahay về đăng ký kiểu dáng công nghiệp…). Tính đến tháng 1/2019, Công ước Paris đã có 177 quốc gia thành viên ký kết, trở thành một trong những điều ước quốc tế được áp dụng rộng rãi nhất trên thế giới, Việt Nam đã tham gia công ước từ 08/03/1949.
5.2. Hệ thống Madrid (Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid)
Hệ thống Madrid về đăng ký nhãn hiệu được điều chỉnh bởi hai điều ước quốc tế là Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu 1891 và Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid 1989. Hai điều ước quốc tế này cùng song song tồn tại, độc lập với nhau nhưng có liên quan mật thiết với nhau. Việt Nam là thành viên của Thỏa ước Madrid từ năm 1949 và bên cạnh đó nghị định thư Madrid sẽ chính thức có hiệu lực tại Việt Nam kể từ ngày 11/7/2006.
5.3. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Trips
Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định Trips) được ký kết vào ngày 15/4/1994 và có hiệu lự từ ngày 01/01/1995 cùng với sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và được thông qua sửa đổi vào ngày 06/12/2005. Hiệp định Trips là một điều ước quốc tế đa phương quan trọng về sở hữu trí tuệ . Các quy định của Hiệp định này có tình ràng buộc về mặt pháp lý đối với tất cả các Thành viên WTO. Hiệp định Trips có hiệu lực với Việt Nam ngay từ khi Việt Nam trở thành Thành viên của WTO năm 2007.
5.4. Văn bản pháp luật Việt Nam liên quan đến đăng ký nhãn hiệu
Tính đến thời điểm này, Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung và về đăng ký nhãn hiệu nói riêng khá đầy đủ, các quy định của các văn bản tương đối chặt chẽ, đồng bộ từ các quy định trong Hiến pháp đến các luật chuyên ngành như Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Hải quan… và các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể:
+ Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi bổ sung 2009, 2019);
+ Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
+ Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
+ Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
+ Thông tư 13/2010/TT-BKHCN sửa đổi quy định của Thông tư 17/2009/TT-BKHCN và 01/2007/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
+ Thông tư 18/2011/TT-BKHCN sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN và Thông tư 01/2008/TT-BKHCN, được sửa đổi theo Thông tư 04/2009/TT-BKHCN do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
+ Thông tư 16/2016/TT-BKHCN về sửa đổi Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN, Thông tư 18/2011/TT-BKHCN và Thông tư 05/2013/TT-BKHCN do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
+ Nghị định 99/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp;
+ Thông tư liên tịch 14/2016/TTLT-BTTTT-BKHCN hướng dẫn trình tự, thủ tục thay đổi, thu hồi tên miền vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông – Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
+ Thông tư liên tịch 05/2016/TTLT-BKHCN-BKHĐT hướng dẫn xử lý đối với trường hợp tên doanh nghiệp xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ – Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành;
+ Thông tư 11/2015/TT-BKHCN hướng dẫn Nghị định 99/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
6. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Luật đăng ký bản quyền logo công ty là gì?
Luật đăng ký bản quyền logo công ty là tập hợp các quy định và quyền lợi pháp lý liên quan đến việc đăng ký và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của logo công ty. Nó xác định các quy trình, yêu cầu và trách nhiệm pháp lý cho việc đăng ký, sử dụng và bảo vệ logo công ty.
Câu hỏi 2: Tại sao cần đăng ký bản quyền logo công ty?
Đăng ký bản quyền logo công ty mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ: Đăng ký bản quyền logo công ty cung cấp sự bảo vệ pháp lý và chứng minh quyền sở hữu trí tuệ của logo, đồng thời tạo ra quyền độc quyền cho công ty trong việc sử dụng và kiểm soát logo.
- Ngăn chặn vi phạm: Đăng ký bản quyền giúp ngăn chặn việc sử dụng trái phép, sao chép hoặc biến tấu logo công ty bởi các bên thứ ba, bảo vệ giá trị thương hiệu và ngăn chặn sự cạnh tranh không công bằng.
- Giá trị thương mại: Logo công ty được đăng ký bản quyền có giá trị thương mại cao hơn, góp phần tạo điểm khác biệt và tạo sự tin tưởng cho khách hàng, đồng thời tạo ra cơ hội kinh doanh và tăng giá trị doanh nghiệp.
Câu hỏi 3: Quy trình đăng ký bản quyền logo công ty như thế nào?
Quy trình đăng ký bản quyền logo công ty thường bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị tài liệu: Thu thập và chuẩn bị các tài liệu liên quan như phiên bản logo, thông tin về người đăng ký và mô tả chi tiết về logo.
- Đệ trình đăng ký: Gửi đơn đăng ký bản quyền và các tài liệu kèm theo đến cơ quan bảo hộ trí tuệ có thẩm quyền trong quốc gia tương ứng.
- Xác nhận và xử lý: Cơ quan bảo hộ sẽ tiến hành xem xét và xác nhận về tính độc nhất và đủ điều kiện của logo để được đăng ký.
- Cấp bản quyền: Nếu đáp ứng các yêu cầu, cơ quan bảo hộ sẽ cấp giấy chứng nhận bản quyền cho logo công ty.
- Bảo vệ và duy trì: Sau khi đăng ký, công ty phải tuân thủ các quy định liên quan và duy trì bản quyền logo bằng cách gia hạn và tuân thủ các quy trình bảo vệ được quy định theo luật pháp.
Trên cơ sở bài viết trên, ACC đã cung cấp một số thông tin và kiến thức cơ bản về Luật đăng ký bản quyền logo công ty (Cập nhật mới nhất). Qua đây, bạn đọc có thể nhận thức được rõ ràng hơn về các văn bản pháp luật, quy định về các vấn đề liên quan đến sở hữu trí tuệ nói chung và đăng ký bản quyền logo nói riêng. Trong quá trình tìm hiểu hoặc thực hiện công việc, nếu bạn đọc có thắc mắc gì liên quan các vấn đề về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ công ty Luật ACC để được giải đáp.