Những lưu ý khi chuyển giao công nghệ (cập nhật 2023)

Chuyển giao công nghệ là vấn đề được nhiều người quan tâm nhắc đến sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người chưa nắm rõ quy định về Chuyển giao công nghệ. Bài viết này, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những lưu ý khi chuyển giao công nghệ.

Chuyển giao công nghệ là gì
Những lưu ý khi chuyển giao công nghệ

1. Chuyển giao công nghệ là gì

Căn cứ Khoản 2, Điều 2, Luật chuyển giao công nghệ 2017, khái niệm chuyển giao công nghệ được quy định như sau:

“Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.”

Chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao các kỹ năng, kiến thức, các công nghệ, các phương pháp sản xuất, các mẫu sản phẩm và các cơ sở giữa các chính phủ hay viện đại học và các học viện giáo dục khác để đảm bảo các sự phát triển và công nghệ có thể truy cập từ đa số người dùng, những người có thể phát triển và khai thác nhiều hơn công nghệ để chuyển thành các dịch vụ, vật liệu, ứng dụng, quá trình và sản phẩm mới.

Chuyển giao công nghệ là một dạng chuyển giao kiến thức. Chuyển giao theo chiều ngang là sự vận động của các công nghệ từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác. Chuyển giao theo chiều dọc khi các công nghệ được chuyển giao từ các trung tâm nghiên cứu ứng dụng đến các văn phòng phát triển và nghiên cứu.

Đối tượng có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.
  • Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

Đối tượng của việc chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
  • Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
  • Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
  • Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng.

2.  Những lưu ý khi chuyển giao công nghệ

2.1. Hình thức chuyển giao công nghệ

Lưu ý khi chuyển giao công nghệ đầu tiền là hình thức chuyển giao công nghệ, bởi các hình thức này được quy định bởi pháp luật. Nên khi thực hiện chuyển giao công nghệ, cần lưu ý thực hiện đúng hình thức.

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5, Luật chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

Điều 5. Hình thức chuyển giao công nghệ

1. Chuyển giao công nghệ độc lập.

2. Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

a) Dự án đầu tư;

b) Góp vốn bằng công nghệ;

c) Nhượng quyền thương mại;

d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này.

3. Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

4Việc chuyển giao công nghệ quy định tại khoản 1 và điểm b khoản Điều này phải được lập thành hợp đồng; việc chuyển giao công nghệ tại các điểm a, c, d và đ khoản 2 và khoản 3 Điều này được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư có các nội dung quy định tại Điều 23 của Luật này.”

Các phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:

  • Chuyển giao tài liệu về công nghệ.
  • Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.
  • Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.
  • Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật này kèm theo các phương thức quy định tại Điều này.
  • Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

2.2. Công nghệ được khuyến khích chuyển giao

Lưu ý chuyển giao công nghệ đối với các công nghệ được khuyến khích chuyển giao bao gồm:

Công nghệ cao; máy móc, thiết bị đi kèm công nghệ cao được khuyến khích chuyển giao theo pháp luật về công nghệ cao.

Công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ sạch phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của Việt Nam được khuyến khích chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam, chuyển giao trong nước khi đáp ứng một trong các yêu cầu sau đây:

Tạo ra sản phẩm có chất lượng, có khả năng cạnh tranh cao hơn so với sản phẩm được tạo ra từ công nghệ cùng loại hiện có;

  • Tạo ra sản phẩm quốc gia, trọng điểm, chủ lực từ kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong nước;
  • Tạo ra dịch vụ, ngành, nghề sản xuất, chế tạo, chế biến sản phẩm mới; nuôi, trồng giống mới đã qua kiểm nghiệm;
  • Tiết kiệm tài nguyên, năng lượng, nguyên liệu so với công nghệ cùng loại hiện có ở Việt Nam;
  • Sản xuất, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; lưu trữ năng lượng hiệu suất cao;
  • Tạo ra máy móc, thiết bị nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; máy móc, thiết bị y tế, dược phẩm phục vụ khám, điều trị, bảo vệ sức khỏe con người, nâng cao chất lượng thể chất người Việt Nam;
  • Phát hiện, xử lý, dự báo để phòng chống thiên tai, dịch bệnh; cứu hộ, cứu nạn; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính;
  • Sản xuất đồng bộ theo chuỗi có hiệu quả kinh tế – xã hội cao;
  • Tạo ra sản phẩm sử dụng đồng thời cho quốc phòng, an ninh và dân dụng;
  • Phát triển, hiện đại hóa nghề thủ công truyền thống.

2.2. Công nghệ bị hạn chế chuyển giao

Lưu ý khi chuyển giao công nghệ đối với các công nghệ bị hạn chế chuyển giao hoặc cấm chuyển giao.

Cấm chuyển giao từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao trong nước công nghệ sau đây:

  • Không đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo đảm sức khỏe con người, bảo vệ tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học;
  • Tạo ra sản phẩm gây hậu quả xấu đến phát triển kinh tế – xã hội; ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, trật tự và an toàn xã hội;
  • Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến và chuyển giao ở các quốc gia đang phát triển và không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
  • Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
  • Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ không đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Cấm chuyển giao từ Việt Nam ra nước ngoài công nghệ thuộc Danh mục bí mật nhà nước, trừ trường hợp luật khác cho phép chuyển giao.

Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ cấm chuyển giao.

Những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động chuyển giao công nghệ bao gồm

  • Lợi dụng chuyển giao công nghệ làm ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, sức khỏe con người, môi trường, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc; xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.
  • Chuyển giao công nghệ cấm chuyển giao; chuyển giao trái phép công nghệ hạn chế chuyển giao.
  • Vi phạm quy định về quyền chuyển giao công nghệ.
  • Lừa dối, giả tạo trong việc lập, thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng dịch vụ chuyển giao công nghệ, nội dung công nghệ trong hợp đồng, hồ sơ dự án đầu tư.
  • Cản trở, từ chối cung cấp thông tin về hoạt động chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tiết lộ bí mật công nghệ trái quy định của pháp luật, cản trở hoạt động chuyển giao công nghệ.
  • Sử dụng công nghệ không đúng với công nghệ đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, cấp phép.

3. Lưu ý khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hợp đồng chuyển giao công nghệ là Hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân chuyển giao cho nhau các đối tượng sở hữu công nghiệp như bí quyết, kiến thức kỹ thuật về công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, phần mềm máy tính, tài liệu thiết kế, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật…

Khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ, cần phải lưu ý những điểm sau:

  • Hợp đồng chuyển giao công nghệ bắt buộc phải được lập thành văn bản.
  • Đối tượng chuyển giao công nghệ thuộc danh mục bị hạn chế chuyển giao thì phải thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy phép chuyển giao công nghệ.
  • Thỏa thuận chuyển giao công nghệ có thể được gắn trong hợp đồng mua bán máy móc thiết bị, không nhất thiết phải độc lập thành một hợp đồng riêng biệt.
  • Phí và cách tính phí chuyển giao công nghệ cũng có sự khác biệt so với các loại hợp đồng khác. Có thể do các bên thỏa thuận, hay tính trên giá bán, trên doanh thu hàng tháng, trên lợi nhuận sau thuế hoặc trước thuế.

4. Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Chuyển giao công nghệ có ý nghĩa gì trong môi trường kinh doanh?

Chuyển giao công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc truyền đạt, chia sẻ và áp dụng kiến thức, kỹ thuật và công nghệ từ nguồn tạo ra đến người nhận để tạo ra giá trị kinh tế. Qua quá trình chuyển giao, các tổ chức và doanh nghiệp có thể tiếp cận và sử dụng những công nghệ mới, tăng cường năng lực cạnh tranh và đẩy mạnh sự phát triển kinh doanh.

Câu hỏi 2: Những lưu ý cần quan tâm khi thực hiện chuyển giao công nghệ là gì?

Khi chuyển giao công nghệ, cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Xác định rõ mục tiêu và định hình kế hoạch chuyển giao công nghệ.
  • Đảm bảo sự bảo mật thông tin và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ liên quan.
  • Thiết lập các hợp đồng và thỏa thuận phù hợp để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên được đảm bảo.

Câu hỏi 3: Lợi ích của chuyển giao công nghệ là gì?

Chuyển giao công nghệ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Mở rộng và tăng cường năng lực sản xuất và cạnh tranh của doanh nghiệp.
  • Đẩy mạnh sự phát triển kỹ thuật và công nghệ trong một quốc gia hoặc ngành công nghiệp.
  • Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế toàn cầu thông qua chia sẻ và sử dụng các công nghệ tiên tiến.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết những lưu ý khi chuyển giao công nghệ là gì do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung những lưu ý khi chuyển giao công nghệ . Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận