Những trường hợp quyền tác giả phát sinh theo quy định 2023

Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Sau đây, ACC sẽ tư vấn cho các bạn những vấn đề liên quan đến “Trường hợp quyền tác giả phát sinh”

Quyền tác giả là gì?

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Nội dung của quyền tác giả

Căn cứ Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản, cụ thể:

– Quyền nhân thân:

+ Đặt tên cho tác phẩm;

+ Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

+ Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

+ Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

– Quyền tài sản:

+ Làm tác phẩm phái sinh;

+ Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

+ Sao chép tác phẩm;

+ Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

+ Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

+ Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

Lưu ý:

Các quyền tài sản do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.

Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.

 

Thời điểm phát sinh quyền tác giả

Theo đó, tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 6 Luật SHTT có quy định. Thời điểm phát sinh quyền tác giả và quyền liên quan như sau.

  • Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố. Đã đăng ký bảo hộ hay chưa đăng ký bảo hộ.
  • Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả.

 

Những yếu tố xâm phạm quyền tác giả

Yếu tố xâm phạm quyền tác giả có thể thuộc một trong các dạng sau đây:

  • Bản sao tác phẩm được tạo ra một cách trái phép;
  • Tác phẩm phái sinh được tạo ra một cách trái phép;
  • Tác phẩm giả mạo tên, chữ ký của tác giả, mạo danh hoặc chiếm đoạt quyền tác giả;
  • Phần tác phẩm bị trích đoạn, sao chép, lắp ghép trái phép;
  • Sản phẩm có gắn thiết bị kỹ thuật bảo vệ quyền tác giả bị vô hiệu hoá trái phép.
  • Sản phẩm có yếu tố xâm phạm quy định nêu trên bị coi là sản phẩm xâm phạm quyền tác giả.

Căn cứ xác định yếu tố xâm phạm quyền tác giả là phạm vi bảo hộ quyền tác giả được xác định theo hình thức thể hiện bản gốc tác phẩm; được xác định theo nhân vật, hình tượng, cách thể hiện tính cách nhân vật, hình tượng, tình tiết của tác phẩm gốc trong trường hợp xác định yếu tố xâm phạm đối với tác phẩm phái sinh.

 

Tư vấn trường hợp quyền tác giả phát sinh tại ACC Group:

ACC Group là công ty chuyên Tư vấn trường hợp quyền tác giả phát sinh. Trình tự ACC thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
  • ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
  • Trên đây là một số thông tin Tư vấn trường hợp quyền tác giả phát sinh.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Trường hợp nào có thể phát sinh quyền tác giả?

Quyền tác giả có thể phát sinh trong các trường hợp sáng tạo ra một tác phẩm có tính sáng tạo, bao gồm viết văn bản, vẽ tranh, chụp ảnh, sáng chế, thiết kế, âm nhạc, phim ảnh, và nhiều hình thức khác.

Câu hỏi 2: Quyền tác giả phát sinh tự động hay cần đăng ký?

Quyền tác giả phát sinh tự động từ khi một tác phẩm được tạo ra. Không cần đăng ký hay khai báo để có quyền tác giả. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả có thể cung cấp bằng chứng pháp lý rõ ràng và bảo vệ tốt hơn cho người sở hữu tác phẩm.

Câu hỏi 3: Có những trường hợp nào có quyền tác giả phát sinh đặc biệt?

Có những trường hợp đặc biệt khi quyền tác giả phát sinh cho người tạo ra tác phẩm dù không sáng tạo trực tiếp. Ví dụ, trong trường hợp tác phẩm do nhân viên tạo ra trong quá trình làm việc cho một tổ chức, quyền tác giả phát sinh tự động thuộc về tổ chức đó, trừ khi có thỏa thuận khác. Tương tự, trong trường hợp tác phẩm do một nhóm tác giả tạo ra, các tác giả có quyền chung trên tác phẩm đó.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.

 

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận