Điều kiện để được nhượng quyền thương mại là gì? (Năm 2023)
Để hoàn thành thủ tục nhượng quyền thương mại, các bạn cần nắm được “Điều kiện về nhượng quyền thương mại”. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn nội dung đó.
Nội dung bài viết:
- 1. Khái niệm nhượng quyền thương mại là gì?
- 2. Quyền của các bên trong nhượng quyền thương mại
- 3. Nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại
- 4. Điều kiện để được nhượng quyền thương mại
- 5. Lợi ích của nhượng quyền thương mại
- 6. Tư vấn điều kiện về nhượng quyền thương mại tại ACC Group:
- 7. Những câu hỏi thường gặp
1. Khái niệm nhượng quyền thương mại là gì?
Theo quy định của pháp luật thương mại thì nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo hai điều kiện sau đây:
Thứ nhất, việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền
Thứ hai, bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
2. Quyền của các bên trong nhượng quyền thương mại
Quyền bên nhượng quyền:
- Nhận tiền nhượng quyền;
- Tổ chức quảng cáo cho hệ thống nhượng quyền thương mại và mạng lưới nhượng quyền thương mại;
- Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất hoạt động của bên nhận quyền nhằm bảo đảm sự thống nhất của hệ thống nhượng quyền thương mại; và sự ổn định về chất lượng hàng hoá, dịch vụ.
Quyền bên nhận quyền:
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền cung cấp đầy đủ trợ giúp kỹ thuật có liên quan đến hệ thống nhượng quyền thương mại;
- Yêu cầu thương nhân nhượng quyền đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền khác trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
3. Nghĩa vụ của các bên trong nhượng quyền thương mại
Nghĩa vụ của bên nhượng quyền
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, thương nhân nhượng quyền có các nghĩa vụ sau đây:
- Cung cấp tài liệu hướng dẫn về hệ thống nhượng quyền thương mại cho bên nhận quyền.
- Đào tạo ban đầu và cung cấp trợ giúp kỹ thuật thường xuyên cho thương nhân nhận quyền để điều hành hoạt động theo đúng hệ thống nhượng quyền thương mại.
- Thiết kế và sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ bằng chi phí của thương nhân nhận quyền;
- Bảo đảm quyền sở hữu trí tuệ đối với đối tượng được ghi trong hợp đồng nhượng quyền;
- Đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền thương mại.
Quyền của bên nhận chuyển nhượng
- Trả tiền nhượng quyền và các khoản thanh toán khác theo hợp đồng nhượng quyền thương mại;
- Đầu tư đủ cơ sở vật chất, nguồn tài chính và nhân lực để tiếp nhận các quyền và bí quyết kinh doanh mà bên nhượng quyền chuyển giao;
- Chấp nhận sự kiểm soát, giám sát và hướng dẫn của bên nhượng quyền; tuân thủ các yêu cầu về thiết kế, sắp xếp địa điểm bán hàng, cung ứng dịch vụ của thương nhân nhượng quyền;
- Giữ bí mật về bí quyết kinh doanh đã được nhượng quyền, kể cả sau khi hợp đồng nhượng quyền thương mại kết thúc hoặc chấm dứt;
- Ngừng sử dụng nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh và các quyền sở hữu trí tuệ khác (nếu có) hoặc hệ thống của bên nhượng quyền khi kết thúc hoặc chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại;
4. Điều kiện để được nhượng quyền thương mại
- Thứ nhất, thương nhân được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.
Trường hợp thương nhân Việt Nam là Bên nhận quyền sơ cấp từ Bên nhượng quyền nước ngoài, thương nhân Việt Nam đó phải kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại ít nhất 01 năm ở Việt Nam trước khi tiến hành cấp lại quyền thương mại.
- Thứ hai, đã đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại với Bộ Thương mại
- Thứ ba, hàng hoá, dịch vụ được phép kinh doanh nhượng quyền thương mại là hàng hoá, dịch vụ không thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh.
Trường hợp hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh, Danh mục hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp chỉ được kinh doanh sau khi được cơ quan quản lý ngành cấp Giấy phép kinh doanh, giấy tờ có giá trị tương đương hoặc có đủ điều kiện kinh doanh.
5. Lợi ích của nhượng quyền thương mại
Đối với bên Nhận quyền:
- Không phải xây dựng thương hiệu
- Thừa hưởng lợi ích, kinh nghiệm và bí quyết tổ chức kinh doanh của bên Nhượng quyền
- Giảm thiểu rủi ro của giai đoạn khởi nghiệp
- Thụ hưởng hiệu ứng chuỗi của hệ thống
Đối với bên Nhượng quyền:
- Mô hình kinh doanh được mở rộng, khả năng tiêu thụ cao từ đó nâng cao được giá trị thương hiệu
- Tạo ra được hiệu ứng chuỗi mà không phải bỏ ra nhiều vốn đầu tư
6. Tư vấn điều kiện về nhượng quyền thương mại tại ACC Group:
ACC Group là công ty chuyên cung cấp Tư vấn điều kiện về nhượng quyền thương mại. Trình tự ACC thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng nhưng điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Trên đây là một số thông tin về Tư vấn điều kiện về nhượng quyền thương mại.
7. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Nhượng quyền thương mại cần những yếu tố gì?
Nhượng quyền thương mại cần có một bên nhượng quyền (người chủ sở hữu quyền) và một bên nhận nhượng quyền (người được cấp quyền). Bên nhượng quyền phải có quyền sở hữu hợp pháp và quyền cấp phép nhượng quyền, trong khi bên nhận nhượng quyền phải có khả năng và ý chí để thực hiện các quyền được nhượng.
Câu hỏi 2: Nhượng quyền thương mại bao gồm những yếu tố nào?
Nhượng quyền thương mại bao gồm việc chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền khai thác một công nghệ, một thương hiệu, một bằng sáng chế, một mô hình utility hoặc một bản quyền từ bên nhượng quyền cho bên nhận nhượng quyền.
Câu hỏi 3: Nhượng quyền thương mại cần các văn bản pháp lý gì?
Nhượng quyền thương mại cần có một hợp đồng nhượng quyền chính thức và pháp lý giữa hai bên. Hợp đồng này phải ghi rõ các điều khoản và điều kiện của việc nhượng quyền, bao gồm quyền và nghĩa vụ của cả bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, phạm vi quyền sử dụng và thời hạn của việc nhượng quyền.
Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.