Pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay quy định như thế nào về nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ? Bài viết dưới đây là cập nhật mới nhất của chúng tôi về nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật hiện hành.
Nội dung bài viết:
1. Cơ sở pháp lý
- Luật chuyển giao công nghệ số 07/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;
- Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005;
2. Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ là gi?
- Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
- Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
- Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
3. Các đối tượng công nghệ được phép chuyển giao
Công nghệ được chuyển giao là một hoặc các đối tượng sau đây:
a) Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;
b) Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;
c) Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;
d) Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng quy định tại các điểm a, b và c khoản này.
4. Hình thức chuyển giao công nghệ
Công nghệ được phép chuyển giao quy định tại Điều 4 Luật chuyển giao công nghệ có thể được chuyển giao dưới các hình thức sau:
- Chuyển giao công nghệ độc lập.
- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:
a) Dự án đầu tư;
b) Góp vốn bằng công nghệ;
c) Nhượng quyền thương mại;
d) Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;
đ) Mua, bán máy móc, thiết bị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 4 của Luật chuyển giao công nghệ.
- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.
5. Đăng ký nhượng quyền thương mại
- Trước khi nhượng quyền thương mại, bên dự kiến nhượng quyền phải đăng ký với Bộ Thương mại.
- Chính phủ quy định chi tiết điều kiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại và trình tự, thủ tục đăng ký nhượng quyền thương mại.
6. Dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ tại ACC Group.
ACC Group là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đăng ký nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
- Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
- Hướng dẫn khách hàng chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể thực hiện các thủ tục;
- ACC tiến hành các thủ tục khi đã nhận đủ hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Tư vấn cho khách hàng những điều cần lưu ý khi thực hiện thủ tục;
- Bàn giao kết quả.
7. Những câu hỏi thường gặp
Câu hỏi 1: Nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ khác nhau như thế nào?
Nhượng quyền thương mại là quá trình chuyển giao quyền sử dụng, phát triển hoặc tiếp thị một thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ từ chủ sở hữu đến bên thứ ba theo một hợp đồng. Trong khi đó, chuyển giao công nghệ là quá trình chuyển giao kiến thức, công nghệ hoặc kỹ thuật từ người sở hữu đến người nhận, cho phép người nhận sử dụng, phát triển và áp dụng công nghệ đó.
Câu hỏi 2: Lợi ích của nhượng quyền thương mại là gì?
Nhượng quyền thương mại cho phép chủ sở hữu thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ mở rộng thị trường, tăng cường sự hiện diện và tiếp cận khách hàng mới. Đồng thời, người nhận nhượng quyền có thể tận dụng thương hiệu đã được phát triển, tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong việc xây dựng thương hiệu từ đầu.
Câu hỏi 3: Quy trình chuyển giao công nghệ như thế nào?
Quy trình chuyển giao công nghệ bao gồm các giai đoạn như xác định công nghệ cần chuyển giao, thương lượng và ký kết hợp đồng, truyền tải thông tin và kiến thức về công nghệ, hướng dẫn và đào tạo người nhận, kiểm soát và đánh giá quá trình chuyển giao. Quy trình này đòi hỏi sự hợp tác giữa bên chuyển giao và bên nhận để đảm bảo sự thành công và hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ.
Trên đây là quy định của pháp luật hiện hành về nhượng quyền thương mại và chuyển giao công nghệ. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện thủ tục nêu trên.