Nhãn hiệu và thương hiệu là hai khái niệm thường xuyên xuất hiện trong hoạt động kinh doanh. Tuy vậy còn nhiều người nhầm lẫn rằng hai khái niệm này là một. Hãy cùng ACC phân biệt sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu trong bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết:
Khái niệm nhãn hiệu và thương hiệu
Theo khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Còn theo định nghĩa Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) đưa ra, thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Xét trên phương diện pháp lý
Nhãn hiệu được Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam định nghĩa và được công nhận là một đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ. Do đó, nhãn hiệu là một đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ sau khi chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Khi đó Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Thương hiệu là sự công nhận của người tiêu dùng đối với doanh nghiệp, là kết quả của quá trình hoạt động kinh doanh lâu dài gây dựng lên. Tại Việt Nam, thương hiệu chỉ được coi là thuật ngữ sử dụng trong kinh doanh và không phải là đối tượng được pháp luật bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Xét hình thức tồn tại
Nhãn hiệu là các dấu hiệu có thể nhìn thấy, được thể hiện bằng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình học và thể hiện bằng một màu hoặc nhiều màu sắc.
Thương hiệu là hình tượng về sản phẩm, dịch vụ trong tâm trí người tiêu dùng, chúng ta chỉ có thể tưởng tượng, cảm nhận mà không thể nhìn thấy.
Xét về thời hạn tồn tại và bảo hộ
Nhãn hiệu có thời gian tồn tại ngắn hơn hoặc bằng với thương hiệu, tùy thuộc vào quyết định của chủ sở hữu. Pháp luật quy định thời hạn bảo hộ đối với nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia hạn không giới hạn số lần, mỗi lần 10 năm. Như vậy, nếu chủ sở hữu quyết định duy trì hàng hóa, dịch vụ thì sự tồn tại của nhãn hiệu cũng được duy trì và thời hạn bảo hộ sẽ kéo dài nếu chủ sở hữu tiến hành gia hạn.
Thương hiệu không là đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ nên nó không được bảo hộ nhưng sự tồn tại của nó kéo dài, gắn liền với sự tồn tại của chính doanh nghiệp. Kể cả khi doanh nghiệp một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nào đó của thương hiệu không còn tồn tại thì thương hiệu vẫn còn, vì nó tồn tại bởi sự đánh giá, cảm nhận của người tiêu dùng.
Xét về khả năng bị xâm phạm
Người ta có thể sao chép một nhãn hiệu chứ không thể sao chép, bắt chước thương hiệu. Chính vì vậy nhãn hiệu có khả năng bị xâm phạm cao hơn so với thương hiệu.
Do vậy, pháp luật cho phép chủ sở hữu có quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu để bảo hộ nhãn hiệu của mình khỏi hành vi sao chép hay cố ý tạo ra nhãn hiệu tương tự, gây nhầm lẫn.
Với phương châm “đồng hành pháp lý cùng doanh nghiệp”, ACC cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp về sở hữu trí tuệ, khách hàng hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ về nhãn hiệu và thương hiệu.
Dịch vụ tư vấn về sở hữu trí tuệ của ACC Group
ACC Group là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Trình tự ACC Group thực hiện công việc như sau:
- Tiếp nhận, nghiên cứu yêu cầu của khách hàng;
- Tiến hành tư vấn và hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ;
- Soạn thảo các hồ sơ đăng ký;
- Hướng dẫn khách hàng ký, đóng dấu, chuẩn bị hồ sơ;
- Nộp bộ hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Theo dõi, thay mặt khách hàng giải trình với cơ quan nhà nước và cập nhật tình trạng hồ sơ với khách hàng;
- Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng đúng thời hạn.
Trên đây ACC cung cấp tới bạn đọc những thông tin cơ bản nhất về sở hữu trí tuệ. Mọi nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ nếu cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến dịch vụ của chúng tôi.