Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989

Có thể nói, tại Việt Nam, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ (SHTT) đã được nhà nước quan tâm từ rất sớm. Từ năm 1976, ngay sau khi thống nhất đất nước, Việt Nam đã tham gia Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), đồng thời đã sớm ban hành hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989.

1. Nội dung Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989

PHÁP LỆNH BẢO HỘ SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 13-LCT/HĐNN8 NGÀY 28/1/1989.

NGÀY CÓ HIỆU LỰC: 11/02/1989

NGÀY HẾT HIỆU LỰC: 01/7/1996

Chương 1: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 2: Nguyên tắc bình đẳng trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp.

Điều 3: Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp của tổ chức, cá nhân nước ngoài.

Điều 4: Các đối tượng sở hữu công nghiệp được Nhà nước bảo hộ.

Điều 5: Quản lý Nhà nước đối với hoạt động sở hữu công nghiệp.

Điều 6 Trách nhiệm của các đơn vị cơ sở trong việc phát triển hoạt động sở hữu công nghiệp.

Điều 7: Vai trò của các tổ chức xã hội.

Điều 8: Các khái niệm dùng trong Pháp lệnh.

Chương 2: QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 9: Quyền của chủ Văn bằng bảo hộ.

Điều 10: Chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 11: Sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ.

Điều 12: Xâm phạm quyền của chủ Văn bằng bảo hộ.

Điều 13: Nghĩa vụ của chủ Văn bằng bảo hộ.

Điều 14: Các trường hợp bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 15: Quyền của người sử dụng trước.

Điều 16: Quyền và nghĩa vụ của người được chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công …

Điều 17: Quyền của tác giả.

Chương 3: THỦ TỤC CÔNG NHẬN QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Điều 18: Quyền nộp đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 19: Quyền ưu tiên đối với đơn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 20: Thủ tục nộp đơn muốn yêu cầu bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 21: Người đại diện sở hữu công nghiệp.

Điều 22: Xem xét đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, cấp Văn bằng bảo hộ và công bố đối tượng …

Điều 23: Văn bằng bảo hộ và thời hạn hiệu lực.

Điều 25: Sửa đổi, huỷ bỏ Văn bằng bảo hộ.

Điều 26: Sáng chế mật, Giải pháp hữu ích mật.

Điều 27: Bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp ở nước ngoài.

Chương 4: GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TRANH CHẤP, XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 28 Khiếu nại, giải quyết khiếu nại.

Điều 29: Thẩm quyền xét xử của Toà án.

Điều 30: Giải quyết các tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.

Điều 31: Xử lý các vi phạm.

Chương 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 32: Khuyến khích hoạt động sáng kiến cải tiến kỹ thuật – hợp lý hoá sản xuất.

Điều 33: Hội đồng bộ trưởng quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh này.

2. Ý nghĩa của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989

  • Để hoàn chỉnh và nâng cao hiệu lực của hệ thống văn bản pháp luật về sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới mà Đảng đã đề ra trong Đại hội VI, Uỷ ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước đã chủ trì nghiên cứu và trình Nhà nước ban hành Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Pháp lệnh này đã được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước ký lệnh công bố ngày 11-2-1989
  • Sự ra đời của Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 11/2/1989 đã đánh dấu sự thay đổi căn bản của hệ thống bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ở nước ta. Theo đó, Việt Nam chính thức bãi bỏ hình thức bảo hộ sáng chế dưới dạng cấp Bằng tác giả sáng chế. Lần đầu tiên, cụm từ “sở hữu công nghiệp” được chính thức sử dụng trong văn bản pháp luật. Sáng chế và các đối tượng sở hữu công nghiệp khác được coi là tài sản và là đối tượng của quyền sở hữu, tạo điều kiện khuyến khích sáng tạo và cân bằng lợi ích của chủ thể quyền với lợi ích xã hội. Pháp lệnh còn quy định bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hóa nhằm phát huy thế mạnh của các sản phẩm độc đáo và nổi tiếng từ lâu đời của Việt Nam. Sau khi Pháp lệnh ra đời, số lượng đơn yêu cầu cấp Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và số lượng Văn bằng được cấp ra tăng trưởng liên tục trong các năm tiếp theo.

3. Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989 tại ACC Group

ACC Group là công ty chuyên cung cấp thông tin về Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:

  • Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể;
  • Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ;
  • ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ các hồ sơ khách hàng cung cấp;
  • Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng;
  • Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.

Trên đây là một số thông tin về Pháp lệnh bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp năm 1989. Khi xảy ra tranh chấp, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật, trình tự thủ tục thực hiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình.

 

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Hữu Tài

Viết một bình luận