Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 là một trong những văn bản pháp lý quan trọng trong lĩnh vực Sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 được Ủy ban thường vụ quốc hội ban hành ngày 10/12/1994. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994.

Nội dung bài viết:
- 1. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 là gì
- 2. Nội dung Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994
- Chương 1: Quy định chung
- Chương 2: Quyền tác giả
- Chương 3: Hợp đồng sử dụng tác phẩm
- Chương 4: Quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, chương trình phát thanh, truyền hình
- Chương 5: Quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả
- Chương 6: Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm
- 3. Ý nghĩa Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994
1. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 là gì
Pháp lệnh là văn bản quy phạm pháp luật được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành trong một số trường hợp được pháp luật quy định cụ thể, những vấn đề mà pháp luật đã ban hành nhưng mang tính chất dễ thay đổi và chưa ổn định hoặc chưa có luật điều chỉnh trong quan hệ xã hội đó.
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 số 38-L/CTN đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua ngày 02 tháng 12 năm 1994.
Năm 1986 với Nghị định 142/HĐBT, lần đầu tiên ở Việt Nam một văn bản riêng biệt về quyền tác giả đã được ban hành với những quy định cơ bản, ban đầu với sự giúp đỡ của hãng VAB (Hãng bảo hộ quyền tác giả của Liên Xô cũ). Trước yêu cầu của sự phát triển, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh về bảo hộ quyền tác giả vào tháng 10-1994.
Tại kì họp thứ 8 khoá IX, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Bộ luật Dân sự, trong đó có các quy định về quyền tác giả. Với 36 điều quy định riêng về quyền tác giả tại chương I, phần thứ 6 và phần thứ 7 Bộ luật Dân sự, nó đã điều chỉnh hầu hết các quan hệ dân sự về quyền tác giả, trong điều kiện đất nước chuyển đổi cơ chế quản lí từ tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường.
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 có hiệu lực từ ngày 10/12/1994. Tuy nhiên với Nghị quyết về việc thi hành bộ luật dân sự do quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 8 vào ngày 28/10/1995. Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 chính thức hết hiệu lực vào 1/7/1996.
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 có nội dung chính về bảo hộ quyền tác giả tại Việt Nam. Có thể coi Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 là tiền thân của Luật sở hữu trí tuệ. Nội dung của pháp lệnh số 38-L/CTN đã có nhiều điểm mới về các nội dung sở hữu trí tuệ trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước.
2. Nội dung Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994
Nội dung của Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 được chia làm 6 chương chính, bao gồm:
Chương 1: Quy định chung
Chương 1 quy định những khái niệm cơ bản như tác giả, quyền tác giả, bảo hộ quyền tác giả.
- Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra toàn bộ tác phẩm hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. (Điều 1 Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994)
- Quyền tác giả là các quyền về tinh thần và vật chất của tác giả. (
Chương 2: Quyền tác giả
Chương 2 quy định chi tiết quyền tác giả gồm quyền tinh thần và quyền vật chất.
Ngoài ra chương 2 cũng quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả và chuyển giao các quyền tác giả.
Chương 3: Hợp đồng sử dụng tác phẩm
Quy định chi tiết hợp đồng sử dụng tác phẩm: nội dung hợp đồng, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên.
- Cá nhân, tổ chức khi sử dụng tác phẩm phải ký hợp đồng bằng văn bản với tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, trừ các trường hợp sau đây:
- – Sử dụng tác phẩm trong ấn phẩm định kỳ hoặc trong các chương trình phát thanh, truyền hình;
- – Sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 16 của Pháp lệnh này
Chương 4: Quyền của người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, chương trình phát thanh, truyền hình
Quy định về khái niệm, hoạt động, quyền và nghĩa vụ của người biểu diễn, tổ chức sản xuất băng âm thanh, đĩa âm thanh, băng hình, đĩa hình, chương trình phát thanh, truyền hình.
- Người biểu diễn bao gồm cá nhân hoặc tổ chức biểu diễn, người dàn dựng chương trình ca nhạc, chương trình phát thanh, truyền hình, diễn viên sân khấu, ca sĩ, nhạc trưởng nhạc công.
Chương 5: Quản lý nhà nước về bảo hộ quyền tác giả
Quy định thống nhất quản lý Nhà nước về bảo hộ quyền tác giả trong cả nước.
Nội dung quản lý Nhà nước về bảo bộ quyền tác giả bao gồm:
- Trình dự án luật, pháp lệnh về quyền tác giả;
- Ban hành các văn bản pháp quy, các chính sách, chế độ về quyền tác giả;
- Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về bảo hộ quyền tác giả;
- Hợp tác quốc tế về quyền tác giả.
Chương 6: Giải quyết khiếu nại, tranh chấp, xử lý vi phạm
Quy định việc giải quyết khiếu nại, tranh chấp đối với quyền tác giả.
Quy định xử lý vi phạm đối với bảo hộ quyền tác giả

3. Ý nghĩa Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994
Ngay từ bản hiến pháp đầu tiên vào năm 1946, Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận những quyền cơ bản của công dân liên quan đến quyền tác giả, thể hiện tư tưởng tiến bộ nhân văn về quyền con người. Đó là quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản của công dân, là việc Nhà nước cam kết bảo vệ quyền lợi của trí thức, tôn trọng quyền tư hữu tư nhân về tài sản.
Tư tưởng lập pháp này được thể hiện rõ trong thời kỳ đất nước đổi mới phát triển thông qua Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Mặc dù pháp lệnh còn chưa đầy đủ và có phần thiếu sót, tuy nhiên đã cho thấy được mối quan tâm của chính phủ Việt Nam đối với sở hữu trí tuệ nói chung và bảo hộ quyền tác giả nói riêng.
Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 đã tạo tiền đề để các nhà lập pháp ban hành Luật sở hữu trí tuệ 2005 nhằm khắc phục kịp thời một số hạn chế của pháp lệnh năm 1994, thúc đẩy các bước phát triển mới trong hoạt động bảo hộ tại quốc gia và hội nhập quốc tế.
> Xem thêm: Ý nghĩa của việc đăng ký bảo hộ quyền tác giả
Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994 do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả năm 1994. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.