Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế là vấn đề được nhiều người quan tâm khi đăng ký bằng sáng chế. Bài viết sau đây, Chúng tôi sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu nội dung Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế.

Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế
Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế

1. Sáng chế là gì ?

Căn cứ Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sáng chế như sau:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Sáng chế là một trong những đối tượng quyền sở hữu công nghiệp. Sáng chế được hiểu là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Sáng chế được bảo hộ độc quyền dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

Giải pháp kỹ thuật – đối tượng được bảo hộ dưới danh nghĩa là sáng chế là tập hợp cần và đủ các thông tin về cách thức kỹ thuật và/hoặc phương tiện kỹ thuật (ứng dụng các quy luật tự nhiên) nhằm giải quyết một nhiệm vụ (một vấn đề) xác định.

Giải pháp kỹ thuật có thể một trong các dạng sau đây:

– Sản phẩm:

  • Sản phẩm dưới dạng vật thể, ví dụ dụng cụ, máy móc, thiết bị, linh kiện, mạch điện…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về kết cấu, sản phâmt đó do chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người, hoặc
  • Sản phẩm dưới dạng chất (gồm đơn chất, hợp chất và hỗn hợp chất), ví dụ vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) kỹ thuật về dự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử, có chức năng (công dụng) như một phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người; hoặc sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học, ví dụ gen, thực vật/động vật biến đổi gen…, được thể hiện bằng tập hợp các thông tin về một sản phẩm chứa thông tin di truyền bị biến đổi dưới tác động của con người, có khả năng tự tái tạo;

– Quy trình hay phương pháp (quy trình sản xuất; phương pháp chẩn đoán, dự báo, kiểm tra, xử lý,…) được thể hiện bằng một tập hợp các thông tin xác định cách thức tiền hành một quá trình, một công việc cụ thể được đặc trưng bởi các dấu hiệu (đặc điểm) về trình tự, thành phần tham gia, biện pháp, phương tiện thực hiện các thao tác nhằm đạt được mục đích nhất định.

Sáng chế có những đặc điểm sau đây:

  • Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là vật thể
    • Dụng cụ, máy móc, linh kiện, thiết bị….là những sản phẩm dưới  dạng vật thể. Các sản phẩm này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, đặc trưng về kết cấu có chức năng như một phương tiện để đáp ứng nhu cầu của con người
  • Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là chất thể
    • Thực phẩm, dược phẩm, vật liệu, chất liệu…là những sản phẩm dưới dạng chất thể. Các sản phẩm này được thể hiện bằng tập hợp các thông tin xác định một sản phẩm nhân tạo, đặc trưng về tỉ lệ, trạng thái và sự hiện diện nhằm đáp ứng nhu cầu nhất định của con người
  • Sáng chế được thể hiện dưới dạng sản phẩm là vật liệu sinh học
    • Động vật biến đổi gen, thực vật, gen…là những sản phẩm dưới dạng vật liệu sinh học. Các sản phẩm này có chứa các thông tin di truyền, biến đổi dưới sự tác động của con người
  • Phương pháp hay quy trình
    • Các dấu hiệu về trình tự, điều kiện, thành phần tham gia, phương tiện thực hiện…là tập hợp các thông tin đã được xác định, tiến hành qua phương pháp hay quy trình (phương pháp chuẩn đoán, quy trình công nghệ, kiểm tra, xử lý…).

2. Bằng sáng chế là gì?

Căn cứ Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định về sáng chế như sau:

“Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.”

Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định về khái niệm bằng sáng chế, tuy nhiên có thể hiểu bằng sáng chế là văn bằng bảo hộ sáng chếvới các tên gọi cụ thể là bằng độc quyền sáng chế, bằng độc quyền giải pháp hữu ích, là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân, nhằm xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, .

Một bằng sáng chế hay bằng độc quyền sáng chế là một chứng nhận các đặc quyền dành cho nhà sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế bởi một quốc gia trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng

Quy trình để cấp bằng sáng chế, các điều kiện để cấp bằng và đặc quyền cũng như thời hạn của đặc quyền thay đổi giữa các quốc gia, theo luật pháp của từng quốc gia và các thỏa thuận quốc tế.

3. Quy định về bằng sáng chế

3.1. Điều kiện để sáng chế được cấp bằng sáng chế

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

3.2. Văn bằng bảo hộ

Căn cứ quy định tại Điều 92, Luật sở hữu trí tuệ 2005 về văn bằng bảo hộ:

Điều 92. Văn bằng bảo hộ

1. Văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu (sau đây gọi là chủ văn bằng bảo hộ); tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí; đối tượng, phạm vi và thời hạn bảo hộ.

2. Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý ghi nhận tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý, các tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ, tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, tính chất đặc thù về điều kiện địa lý và khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý.

3. Văn bằng bảo hộ gồm Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý.”

3.3. Hiệu lực của bằng sáng chế

Hiệu lực của bằng sáng chế hay văn bằng bảo hộ được quy định như sau:

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn có hiệu lực từ ngày cấp và chấm dứt vào ngày sớm nhất trong số những ngày sau đây:
    • Kết thúc mười năm kể từ ngày nộp đơn;
    • Kết thúc mười năm kể từ ngày thiết kế bố trí được người có quyền đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên tại bất kỳ nơi nào trên thế giới;
    • Kết thúc mười lăm năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
  • Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

4. Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế

4.1. Hồ sơ thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Việc thẩm định đơn đăng ký sáng chế chỉ được Cục sở hữu trí tuệ tiến hành khi các tổ chức, cá nhân sở hữu sáng chế đã nộp hồ sơ đăng ký sáng chế cho Cục. Hồ sơ bao gồm những giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký sáng chế (02 tờ theo mẫu).

–  Bản mô tả sáng chế (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có).

–  Yêu cầu bảo hộ (02 bản).

–  Các tài liệu có liên quan (nếu có).

–  Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ khách hàng sẽ nộp trực tiếp hoặc thông qua đường bưu điện đến trực tiếp địa chỉ của Cục Sở hữu trí tuệ.

Sau khi tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ sáng chế của chủ sở hữu, các chuyên viên trực tiếp nhận và giải quyết yêu cầu sẽ dựa trên Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế tiến hành thẩm định đơn và thông báo kết quả cho khách hàng.

4.2. Thủ tục thẩm định đơn đăng ký sáng chế

Theo quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp lý có liên quan thì việc thẩm định đơn đăng ký sáng chế được thực hiện theo trình tự sau:

Thứ nhất, thẩm định hình thức của đơn đăng ký sáng chế

Thời hạn thẩm định hình thức đơn được quy định là 01 tháng tính từ ngày nộp đơn. Kiểm tra hình thức của đơn đăng ký là công việc đầu tiên để đưa ra kết luận đơn có hợp lệ hay không hợp lệ. Trong giai đoạn này chuyên viên sẽ tiến hành một số công việc sau:

– Kiểm tra hình thức các tài liệu có trong đơn bao gồm: kiểm tra danh mục các tài liệu có trong đơn, kiểm tra sự tuân thủ các quy định về thời hạn các tài liệu có trong đơn,…

– Kiểm tra sơ bộ nội dung có trong đơn đăng ký: Xác định chủ đơn, tác gả sáng chế; đánh giá quyền đăng ký hợp pháp của chủ đơn, bản mô tả sáng chế…

Sau khi thẩm định xong hình thức đăng ký nếu đáp ứng đủ điều kiện cơ quan nhà nước ra thông báo Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.

Thứ hai, thẩm định về nội dung của đơn đăng ký sáng chế

– Thẩm định nội dung đơn nhằm mục đích đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vị bảo hộ tương ứng.

– Đơn chỉ được thẩm định nội dung khi người nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc bất kỳ người thứ ba yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thẩm định nội dung đơn với điều kiện phải nộp phí thẩm định nội dung đơn.

– Trình tự thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế được quy định chi tiết tại Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế (Ban hành kèm theo Quyết định số 487/QĐ-SHTT ngày 31/3/2010 của Cục Trưởng Cục Sở hữu trí tuệ).

Trên đây là toàn bộ nội dung bài viết Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế do Luật sở hữu trí tuệ cung cấp đến cho bạn đọc. Nếu bạn đọc còn thắc mắc về nội dung Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp thắc mắc nhanh chóng và kịp thời.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Đức Cảnh

Viết một bình luận