Điều 18 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung năm 2019) đã quy định: “Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản”. Như quyền nhân thân và quyền tài sản trong quyền tác giả được quy định như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Quyền nhân thân và quyền tài sản trong quyền tác giả 2022
Nội dung bài viết:
1. Định nghĩa về quyền nhân thân và quyền tài sản
1.1 Quyền nhân thân
Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự 2015).
Quyền nhân thân bao gồm các quyền như: quyền có họ tên; quyền xác định, xác định lại dân tộc; quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể; quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình;…
1.2 Quyền tác giả
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 Bộ luật Dân sự năm 2015).
Theo đó, quyền tài sản là quyền có thể trị giá được bằng tiền, tức là bất kỳ quyền nào đem lại giá trị kinh tế cho con người sẽ được coi là quyền tài sản.
Điều 115 nêu trên còn liệt kê các loại quyền tài sản bao gồm: Quyền đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và quyền tài sản khác.
2. Quyền nhân thân trong quyền tác giả
2.1 Định nghĩa quyền nhân thân trong quyền tác giả
Quyền nhân thân là các quyền chỉ thuộc về riêng của cá nhân tác giả và không thể chuyển giao cho bất cứ ai ở dưới mọi hình thức nào. Thậm chí, cả những trường hợp tác giả của đối tượng sở hữu công nghiệp đó đã chết. Quyền nhân thân của tác giả mà pháp luật ghi nhận trong đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được ghi tên. Họ tên dưới dạng danh nghĩa là tác giả được ghi cụ thể, chính xác, rõ ràng trong các trường hợp sau:
+ Ghi tên tác giả vào trong số đăng kê quốc gia về những đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hội
+ Ghi tên tác giả vào trong giấy chứng nhận đăng kí này bằng độc quyền đối tượng sở hữu công nghiệp
+ Được nêu tên là tác giả trong những tài liệu công bố và các đối tượng sở hữu công nghiệp.
2.2 Nội dung quyền nhân thân trong quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 19 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019), quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:
– Đặt tên cho tác phẩm;
– Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
– Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
– Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
3. Quyền tài sản trong quyền tác giả
3.1 Định nghĩa quyền tài sản trong quyền tác giả
Quyền tài sản là quyền được hưởng các lợi ích vật chất có phát sinh từ đối tượng sở hữu công nghiệp của tác giả.
Quyền tài sản của tác giả được pháp luật ghi nhận các đối tượng sở hữu công nghiệp là quyền được hưởng thù lao từ chủ sở hữu theo thoả thuận hoặc theo các quy định của pháp luật.
Bản chất của tiền thù lao là để trả công bù đắp cho lao động trí tuệ, cho các nỗ lực sáng tạo của tác giả theo hợp đồng lao động hay hợp đồng thuế nghiên cứu tiền thù lao cùng để trả cho cả các chi phí về vật chất mà tác giả đã bỏ ra trong suốt quá trình nghiên cứu như tiền mua thiết bị, nguyên vật liệu, để dùng phục vụ cho thí nghiệm, máy móc… Trong trường hợp tác giả đã tạo ra đối tượng sở hữu công nghiệp độc lập bằng trí tuệ và kinh phí của riêng mình và sau đó được chuyển giao quyền sở hữu đối tượng đó cho người khác
3.2 Nội dung quyền tài sản trong quyền tác giả
Căn cứ vào Khoản 1 Điều 20 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung 2019) quy định quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:
– Làm tác phẩm phái sinh;
– Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
– Sao chép tác phẩm;
– Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
– Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
– Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
* Một số câu hỏi thường gặp:
- Chi phí đăng ký bản quyền tác giả hết bao nhiêu tiền? – Trả lời: Chi phí đăng ký quyền tác giả dao động từ 100.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ.
- Nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả ở đâu? – Trả lời: Cục bản quyền tác giả hoặc các văn phòng đại diện.
- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả là bao lâu? – Trả lời: Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn hợp lệ.
Như vậy, có thể thấy quyền tác giả đối với một tác phẩm bất kỳ sẽ bao gồm hai quyền là quyền nhân thân và quyền tài sản. Nói cách khác, khi một tác phẩm có quyền tác giả, tác phẩm đó sẽ có quyền nhân thân và quyền tài sản. Để tìm hiểu thêm thông tin về quyền nhân thân và quyền tài sản trong quyền tác giả nói riêng và quyền tác giả nói chung, hãy liên hệ trực tiếp với ACC để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.