Quy định về quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài

Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho khách hàng thông tin chi tiết về quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài này.

Quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.

Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên. 
  • Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. 
  • Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn (sau đây gọi là thiết kế bố trí) là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn. 
  • Mạch tích hợp bán dẫn là sản phẩm dưới dạng thành phẩm hoặc bán thành phẩm, trong đó các phần tử với ít nhất một phần tử tích cực và một số hoặc tất cả các mối liên kết được gắn liền bên trong hoặc bên trên tấm vật liệu bán dẫn nhằm thực hiện chức năng điện tử. Mạch tích hợp đồng nghĩa với IC, chip và mạch vi điện tử.
  • Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
  • Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
  • Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
  • Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp

  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý  được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký bảo hộ hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó.
  • Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
  • Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp được coi là quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Cá nhân, tổ chức sở hữu đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp là cá nhân, tổ chức, pháp nhân nước ngoài.
  • Đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp ở nước ngoài.

ACC Group là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài. Trên đây là một số thông tin về quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật nêu trên.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài là gì?

Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài là quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng công nghiệp được cấp cho các tổ chức hoặc cá nhân nước ngoài. Đây là quyền đối tác nước ngoài có được để sở hữu, sử dụng và bảo vệ công nghiệp trong một quốc gia khác ngoài quốc gia của họ.

Câu hỏi 2: Ai có thể có quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài?

Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài có thể thuộc về các tổ chức và cá nhân nước ngoài, bao gồm các công ty đa quốc gia, tổ chức quốc tế, các nhà đầu tư nước ngoài và các cá nhân nước ngoài. Điều này thường xảy ra khi họ có hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư vào một quốc gia khác ngoài quốc gia của họ.

Câu hỏi 3: Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài có ảnh hưởng như thế nào đến quốc gia?

Quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài có thể có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quốc gia. Tích cực khi thu hút đầu tư, công nghệ và tài trợ từ nước ngoài, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế và công nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có thể tạo ra sự phụ thuộc và mất kiểm soát về công nghệ và tài nguyên quốc gia, gây ảnh hưởng đến quyền lợi và an ninh quốc gia. Việc quản lý và điều chỉnh quyền sở hữu công nghiệp có yếu tố nước ngoài là một vấn đề quan trọng để đảm bảo lợi ích quốc gia và phát triển bền vững.

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận