Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế (Cập nhật 2023)

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế này.

Sáng chế là gì? Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

 Sáng chế là gì?

 Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Điều kiện bào hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới;

  • Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
  • Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. 
  • Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ. Điều kiện này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Có trình độ sáng tạo;

  • Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
  • Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

  • Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính mới;
  2. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các trường hợp không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đồi với sáng chế

 Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

  • Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
  • Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ). 
  • Giấy uỷ quyền, trong chủ sở hữu trường hợp ủy quyền cho người khác nộp đơn
  • Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bao gồm tên sáng chế/giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh hoạ, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt;
  • Hình vẽ minh hoạ (nếu có);
  • Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)… 
  • Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).
  • Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Đối với hồ sơ liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế, an sinh xã hội và các nhu cầu thiết yếu của xã hội: Hồ sơ yêu cầu gửi đến Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan.
  • Hồ sơ liên quan đến lĩnh vực khác: Hồ sơ yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức 

  • Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ về hình thức

Bước 4: Thẩm định nội dung

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

Những câu hỏi thường gặp

Câu hỏi 1: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là gì?

Câu trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là quyền pháp lý mà người sáng chế được cấp để bảo vệ và kiểm soát việc sử dụng, sao chép, sản xuất và kinh doanh sáng chế của mình. Quyền này giúp người sở hữu sáng chế có lợi thế cạnh tranh và khả năng tận dụng kinh doanh từ sáng chế đó.

Câu hỏi 2: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được bảo vệ như thế nào?

Câu trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế được bảo vệ thông qua việc đăng ký bằng sáng chế. Quá trình đăng ký bao gồm xem xét tính mới mẻ, độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghệ của sáng chế. Sau khi đăng ký thành công, chủ sở hữu sáng chế có quyền kiểm soát việc sử dụng và bảo vệ sáng chế khỏi sự xâm phạm từ bên thứ ba.

Câu hỏi 3: Lợi ích của quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế là gì?

Câu trả lời: Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:

  • Bảo vệ độc quyền: Chủ sở hữu sáng chế được đảm bảo quyền độc quyền sử dụng và kinh doanh sáng chế trong một thời gian nhất định, ngăn chặn các bên khác sao chép hoặc sử dụng trái phép.
  • Lợi thế cạnh tranh: Quyền sở hữu công nghiệp giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thị trường, góp phần thu hút khách hàng và tạo niềm tin với sản phẩm hoặc công nghệ sáng chế.
  • Giá trị kinh doanh: Sáng chế có thể trở thành tài sản quan trọng của doanh nghiệp, tăng giá trị thương hiệu và khả năng thu hút đầu tư hoặc hợp tác từ các đối tác.

ACC Group là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế uy tín, chuyên nghiệp. Trên đây là một số thông tin về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật nêu trên.

 

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Bảo Châu

Viết một bình luận

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cụ thể về thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế này.

Sáng chế là gì? Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

 Sáng chế là gì?

 Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Điều kiện bào hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

Có tính mới;

  • Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.
  • Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó. 
  • Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86 của Luật này hoặc người có được thông tin về sáng chế một cách trực tiếp hoặc gián tiếp từ người đó bộc lộ công khai với điều kiện đơn đăng ký sáng chế được nộp tại Việt Nam trong thời hạn mười hai tháng kể từ ngày bộc lộ. Điều kiện này cũng áp dụng đối với sáng chế được bộc lộ trong đơn đăng ký sở hữu công nghiệp hoặc văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp do cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu công nghiệp công bố trong trường hợp việc công bố không phù hợp với quy định của pháp luật hoặc đơn do người không có quyền đăng ký nộp.

Có trình độ sáng tạo;

  • Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
  • Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Có khả năng áp dụng công nghiệp.

  • Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

  1. Có tính mới;
  2. Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Các trường hợp không được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đồi với sáng chế

 Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật, giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

  • Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế
  • Tờ khai đăng ký sáng chế được làm theo mẫu của Cục Sở hữu trí tuệ ban hành (in 03 bộ). 
  • Giấy uỷ quyền, trong chủ sở hữu trường hợp ủy quyền cho người khác nộp đơn
  • Bản mô tả sáng chế/giải pháp hữu ích, bao gồm tên sáng chế/giải pháp hữu ích, phần mô tả, phần ví dụ minh hoạ, phần yêu cầu bảo hộ và phần tóm tắt;
  • Hình vẽ minh hoạ (nếu có);
  • Bản sao tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên có xác nhận của cơ quan nơi đơn ưu tiên được nộp (chỉ yêu cầu đối với đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris). Tài liệu này có thể được bổ sung trong thời hạn 03 tháng tính từ ngày nộp đơn.
  • Đối với các đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam thì ngoài các tài liệu nêu trên, cần phải cung cấp các tài liệu sau đây: Công bố đơn PCT, Báo cáo Xét nghiệm Sơ bộ Quốc tế (PCT/IPER/409) (nếu có), Thông báo về những thay đổi liên quan tới đơn (PCT/IB/306) (nếu có), Báo cáo Kết quả Tra cứu Quốc tế (PCT/ISA/210)… 
  • Số đơn quốc tế và số công bố đơn quốc tế (trong trường hợp là đơn PCT nộp vào quốc gia Việt Nam).
  • Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế

Bước 1: Nộp hồ sơ:

  • Đối với hồ sơ liên quan đến lĩnh vực an ninh quốc phòng, y tế, an sinh xã hội và các nhu cầu thiết yếu của xã hội: Hồ sơ yêu cầu gửi đến Bộ và các cơ quan ngang Bộ quản lý lĩnh vực liên quan.
  • Hồ sơ liên quan đến lĩnh vực khác: Hồ sơ yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Thẩm định hình thức 

  • Là việc kiểm tra sự tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ về hình thức

Bước 4: Thẩm định nội dung

Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ

  • Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
  • Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
  • Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.

ACC Group là đơn vị cung cấp dịch vụ tư vấn và đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế uy tín, chuyên nghiệp. Trên đây là một số thông tin về quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế. Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chính bản thân mình, các bên cần tìm hiểu kĩ các quy định pháp luật nêu trên.

 

✅ Kiến thức: ⭕ Pháp lý
✅ Cập nhật: ⭐ 2022
✅ Zalo: ⭕ 0846967979
✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc
✅ Hotline: ⭕ 1900.3330
About Phương

Viết một bình luận