Nội dung bài viết:
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có quy định rõ về loại quyền này Theo đó quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền này không được tự nhiên phát sinh như quyền tác giả mà cần phải thoả mãn điều kiện để được xác lập. Cụ thể:
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó;
– Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó;
– Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Kiểu dáng công nghiệp là gì?
Theo định nghĩa, Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, hình dáng bên ngoài đó phải mới đối với thế giới và có thể làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp.
– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm là phần bên ngoài của sản phẩm mà có thể nhìn thấy được ;
– Kiểu dáng công nghiệp được coi là mới đối với thế giới, nếu trước ngày nộp đơn hợp lệ/ ngày ưu tiên của đơn, kiểu dáng công nghiệp đó:
+ Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp đã được mô tả trong các đơn nộp cho Cơ quan SHCN;
+ Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã được công bố trong các nguồn thông tin như nguồn thông tin liên quan đến bảo hộ KDCN ở nước ngoài, các nguồn thông tin khác);
+ Chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước tới mức căn cứ vào đó chuyên gia có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng có thể thực hiện được KDCN đó.
– Kiểu dáng công nghiệp được dùng làm mẫu để chế tạo sản phẩm công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp, nghĩa là có thể chế tạo hàng loạt bằng phương pháp công nghiệp hoặc tiểu thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài là Kiểu dáng công nghiệp.
– Các đối tượng không được bảo hộ là KDCN:
+ Hình dáng bên ngoài của sản phẩm được tạo ra một cách dễ dàng đối với chuyên gia có trình độ trung bình thuộc lĩnh vực tương ứng;
+ Hình dáng bên ngoài do đặc tính kỹ thuật bắt buộc phải có;
+ Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng;
+ Hình dáng các sản phẩm chỉ có giá trị thẩm mỹ;
Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp:
Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 5 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ, và có thể được gia hạn liên tiếp hai (2) lần, mỗi lần là 5 năm.
Quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp:
Quyền nộp kiểu dáng công nghiệp, trước hết thuộc về tác giả hoặc người thừa kế hợp pháp của tác giả;
Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra khi tác giả thực hiện nhiệm vụ do Tổ chức mà tác giả là thành viên giao cho hoặc được tác giả tạo ra chủ yếu do sử dụng kinh phí, phương tiện vật chất của Tổ chức, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp đó thuộc về Tổ chức giao việc hoặc Tổ chức cung cấp kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả;
Nếu kiểu dáng công nghiệp được tạo ra do tác giả thực hiện Hợp đồng thuê việc với Tổ chức hoặc cá nhân khác, và trong Hợp đồng không có thoả thuận nào khác, thì quyền nộp đơn kiểu dáng công nghiệp thuộc về Tổ chức hoặc cá nhân đã ký Hợp đồng đó với tác giả.
Người nộp đơn kiểu dáng công nghiệp có thể chuyển giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, cho cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác thông qua văn bản chuyển giao quyền nộp đơn.
Quyền của chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp:
Chủ sở hữu bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp đã được đăng ký bảo hộ. Đồng thời, chủ sở hữu cũng có quyền ngăn chặn người khác sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không nhận được ủy quyền của riêng mình và có quyền xử lý nếu điều này xảy ra.
Việc sử dụng kiểu dáng công nghiệp là thực hiện các hành vi sau đây: Sản xuất sản phẩm với một hình dáng của kiểu dáng công nghiệp đã được cấp bằng độc quyền; lưu thông, quảng cáo, chào hàng, tàng trữ để lưu thông và nhập khẩu các sản phẩm nói trên.
Công ty ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp với kiểu dáng công nghiệp:
ACC Group là công ty chuyên dịch vụ tư vấn pháp lý về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp. Trình tự ACC Group thực hiện như sau:
+ Thu thập thông tin từ khách hàng để tiến hành tư vấn một cách chi tiết và cụ thể.
+ Hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị các hồ sơ, thông tin cơ bản để ACC có thể soạn hồ sơ.
+ ACC tiến hành soạn hồ sơ khi đã nhận đủ thông tin khách hàng cung cấp.
+ Tư vấn cho khách hàng những điểm cần lưu ý trong hợp đồng.
+ Bàn giao kết quả và thanh lý hợp đồng.
Trên đây là một số nội dung về quyền sử dụng sở hữu công nghiệp, kiểu dáng công nghiệp. Hãy liên hệ ngay công ty ACC để được tư vấn chi tiết hơn.